Phân bón thật – phân bón giả (P2)

Một số kinh nghiệm giúp phân biệt, lựạ chọn được phân thật như sau:

Phân hỗn hợp NPK là phân đa yếu tố vì ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm-lân-kali  còn có các chất trung lượng và vi lượng. Phân bón có  hàm lượng dinh dưỡng cao 99%. Như vậy, gần 100% là chất dinh dưỡng nên giảm chi phí vận chuyển và không chứa hóa chất độc hại.

Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất

 

So với việc sản xuất bằng phương pháp trộn thông thường, công nghệ hóa lỏng Ure có thể nén hàm lượng đạm và tổng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng cao hơn gấp đôi, lại dễ dàng đưa các hoạt chất chống thất thoát đạm, tăng cường hiệu quả sử dụng lân vào viên phân. Từ đó giúp phân tan nhanh giúp cây trồng dễ hấp thụ phân bón, giảm thất thoát dinh dưỡng do điều kiện thời tiết gây ra. Ngoài ra, với công nghệ này còn giúp làm giảm hàm lượng lưu huỳnh trong phân nhằm làm giảm độ chua của đất.

Ngoài ra, dây chuyền sản xuất phân bón NPK dạng một hạt Urê hoá lỏng, phun sương tạo hạt còn giúp các hợp chất sẽ hoà hợp đều nhau và những hạt phân đồng đều, ổn định về chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Với dây chuyền hóa lỏng Urê, sản phẩm được thông qua 2 máy sấy, một máy làm nguội và phối hợp với các kết cấu trong dây chuyền, cũng như công nghệ tiên tiến, như vậy sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này sẽ không dễ bị vón cục và cường độ hạt phân cũng tốt hơn, không dễ bị vỡ từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Thành phần các chất dinh dưỡng được ghi cụ thể trên bao bì từng chất chiếm bao nhiêu % rất rõ ràng, không mập mờ. Để tránh mua phải phân bón giả cần chú ý: Không ham rẻ, không ham khuyến mại cao vì đã là doanh nghiệp họ đều cần lợi nhuận. Nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là phân giả, phân kém chất lượng. Không mua phân vón cục, đóng rắn, cứng ngắc hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng. Không sính ngoại, dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau, trong khi phân bón ngoại đắt hơn.

Chọn mua phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử. Chọn loại phân chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau bởi cây trồng cần nhiều các chất dinh dưỡng trung và vi lượng khác ngoài NPK. Chọn mua phân bón chậm tan trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mua phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cần nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Mua phân bón phù hợp với cây trồng và đất: đất chua phải dùng loại phân kiềm. Mua phân phù hợp với đối tượng cây trồng và đất.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân bón thật – phân bón giả (P1)

Phân bón quyết định 40% năng suất và chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên do sự quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân chính khiến tình trạng phân bón giả, phân kém chất lượng lộng hành….

Phân bón giả (bên trái) và phân bón thật (bên phải)

Nông dân hoang mang với nạn phân giả, khó phân biệt đâu là phân giả, đâu là phân thật, nhất là phân Kali và các loại phân hỗn hợp NPK.

Theo phản ánh của nhiều bà con, phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang có chiều hướng gia tăng.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng nhưng tình trạng vẫn còn tiếp diễn.

Ông Nguyễn Văn Năm ở An Giang cho biết: vừa qua ông có mua phân NPK để bón cho cây ăn trái, nhưng bón xong thấy cây không phát triển, hạt phân không tan trong nước và bị vón cục.

Lợi dụng sự thiếu cập nhật thông tin của bà con nông dân, sự hám lợi của các đại lý, phân bón kém chất lượng mới có cơ hội thâm nhập vào từng nhà nông, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm cho bà con nông dân tốn kém chi phí và không tin tưởng vào các công ty cung cấp phân bón chất lượng.  Hậu quả, nông dân “tiền mất, tật mang” mà không biết kêu ai.

Ở Đak Nông, nhiều hộ nông dân mua nhầm phân kém chất lượng nên cây cà phê bị héo lá, trái không chín, cây không nhiều hạt. Sau một thời gian vất vả chăm sóc, tốn kinh phí đầu tư, mua phải phân dỏm, người nông dân tay trắng, mất mùa.

Qua những lần mua phải phân bón kém chất lượng như vậy, niềm tin của người dân dành cho các công ty cung cấp phân bón chân chính giảm sút, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu của các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón khác dẫn đến rối loạn thị trường.

Cách phân biệt phân bón thật – phân bón giả

Để giúp cho nông dân tự bảo vệ mình, Phân Bón Hà Lan giới thiệu một số kinh nghiệm được tổng hợp từ các chuyên gia trong lĩnh vực phân bón.

Phân hóa học là loại phân bón chủ lực, cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O) cho cây trồng, là những yếu tố dinh dưỡng quyết định tới năng suất và chất lượng cây trồng.

Phân hóa học đang lưu thông trên thị trường gồm hai nhóm chính là: phân đơn chất và phân đa chất. 
I. Phân hóa học đơn chất: là nhóm phân bón chứa một loại dưỡng chất đa lượng chủ yếu, gồm có ba loại chính là:
Phân chứa đạm: thành phần chính là Urê chứa 46% nitơ (N), Sun-phat A-môn (S.A) chứa 20-21%N. Loại phân này chủ yếu là nhập khẩu. SA, clorua amon, supe lân và lân nung chảy là khó làm giả hơn vì tương đối dễ nhận biết do công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn hoặc giá trị thấp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.

Phân chứa lân gồm supe lân và lân nung chảy và phân chứa kali khó làm giả do đòi hỏi công nghệ sản xuất phức tạp, chi phí đầu tư lớn nên việc làm giả không mang lại lợi nhuận cao.

II. Phân hỗn hợp là nhóm phân bón có chứa từ 02 yếu tố dinh dưỡng đa lượng, nguyên tố trung vi lượng khác như sau:

  1. Phân chứa Đạm và Lân, có các loại như Mô-nô A-mô-ni-um Phốt-phát (MAP) chứa từ 10-11% Ni-tơ và 49-50% ô-xít Phốt-pho và Di A-mô-ni-um Phốt-phát (DAP) chứa 16-18% Ni-tơ và 44-46% ô-xít Phốt-pho chủ yếu phải nhập khẩu.
  2. Phân chứa Đạm và Ka-li có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS, NKS, NK, chủ yếu sản xuất trong nước từ nguyên liệu là 2 loại phân đơn S.A và MOP có trộn thêm một số phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ nhưng được chia ra nhiều loại khác nhau do tỷ lệ thành phần 2 dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau tuỳ theo từng cơ sở sản xuất.
  3. Phân chứa Đạm, Lân và Kali là phân hỗn hợp NPK, gồm hàng ngàn loại khác nhau do tỷ lệ thành phần các dưỡng chất khác nhau.

Phân hỗn hợp NPK rất dễ làm giả, làm nhái, làm kém chất lượng do công nghệ sản xuất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, việc làm nhái, làm giả mang lại lợi nhuận lớn do chênh lệch giá cao. Việc xác định hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng chỉ xác định được chính xác bằng máy móc phân tích mà khó phân biệt được bằng cảm quan.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phân biệt phân bón thật và giả

Cách phân biệt phân bón thật – giả

Phân biệt phân bón thật – giả

Phân Ka-li clo-rua (KCl) chứa 60% K2O

Màu sắc đặc trưng: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng. Đây là loại phân chứa Ka-li phổ biến nhất, và cũng là loại phân bị lợi dụng làm giả, làm nhái nhiều nhất, gây tổn thất nặng nề nhất cho người nông dân do chênh lệch giá giữa hàng thật-hàng giả rất lớn, lại dễ làm giả.

Nông dân dễ bị mua phải phân Ka-li giả do trên thị trường có các loại phân NKS, KNS, NPK… được một số nhà sản xuất cố tình làm rất giống phân Clo-rua Ka-li về mặt hình thức, nhất là màu đỏ đặc trưng của Kali, nhưng thực chất chỉ có từ 10-30 % là Ô-xit Ka-li, còn lại là phân SA, muối ăn, phẩm màu, bột sét đỏ. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, do đó khi mua hàng, người nông dân cần yêu cầu đại lý: Bán cho loại phân Ka-li thật, có hàm lượng K2O ≥ 60%, sau đó phải xem bao bì có đúng là hàng nhập khẩu hay không. Các loại phân do các cơ sở trong nước sản xuất, trên bao bì không ghi hàm lượng K2O chiếm 60%thì đều là hàng giả, hàng nhái.

Khi mua hàng nên mang theo một chiếc cốc thủy tinh nhỏ, trắngvà trong suốt cùng một ít nước sạch trong cốc. Thả một nhúm chừng 3-5 gam sảnphẩm vào trong cốc nước có dung tích 50-100 ml để làm thực nghiệm và quan sát kếtquả như sau:

Cách thử: Cho 3-5 gam phân khô ráo vào cốc nước trong.

Phân Kali clorua thật:

– Cốc nước chưa có màu hồng đỏ

– Một phần chìm xuống nước, một phần vẫn nổi trên mặt cốc nước

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt,không vẩn đục, có váng đỏ bám quanh thành cốc. Phân tan hết.

Phân Kali clorua kém chất lượng:

– Cốc nước lập tức có màu hồng đỏ

– Toàn bộ phân chìm xuống và tan rất nhanh,

– Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục,không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.

Phân Ka-li sunfat (K2SO4) chứa 50% K2O:

– Màu trắng, ở dạng hạt nhỏ hoặc bột, cũng là loại phân phảinhập khẩu, số lượng dùng không phổ biến, dễ bị làm giả khi trộn lẫn với bột đávôi hoặc bột vôi sống, bột đất sét trắng. Cách phân biệt như sau:

Cách thử: Cho 7-10 gam phân vào cốc nước trong.

Phân Sun – phát Ka – li (SOS) thật: Tan hết trong nước, dungdịch có màu trong suốt.

Phân giả: Có thể không tan hết, để lại cặn lắng (bột đá) hoặc dung dịch vẩn đục do huyền phù của vôi hoặc sét trắng.

Phân U-rê:

Có hai loại phân U-rê chính là loại hạt trong và hạt đục, cảhai loại đều có công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ như nhau, tối thiểu là 46%.

– Phân U-rê hạt trong: là loại phổ biến nhất, phân rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuynhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân U-rê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân U-rê.

Đặc điểm để nhận biết là phân U-rê thật chỉ có dạng hạttròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh.Hiện nay nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất được U-rê hạt trong là Đạm Hà Bắc vàĐạm Phú Mỹ, còn lại là U-rê nhập khẩu. Do đó, phân U-rê của các cơ sở sản xuấtkhác ở trong nước đều là hàng giả. Vì vậy, bà con nông dân nên chọn mua 2 loạiU-rê Hà Bắc và Phú Mỹ, hoặc U-rê trên bao bì có ghi rõ ràng nguồn gốc nhập khẩu.

– Phân U-rê hạt đục: đây là loại phân rất tốt, phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể.Bà con nông dân có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.

Đối với các loại phân hỗn hợp NPK nói chung rất khó phân biệt được thật – giả và xác định được mức chất lượng bằng cảm quan thông thường mà phải dựa trên kết quả phân tích của các trung tâm phân tích. Kinh nghiệm chung để mua được đúng chủng loại và chất lượng các loại phân NPK là chọn mua sản phẩm của các công ty lớn, có uy tín trên thị trường, mua tại các đại lý bán hàng chính thức của các công ty đó.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Vai trò của chất điều hòa pH trong thâm canh hồ tiêu

Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Hồ tiêu tại Tây Nguyên

Tuy nhiên qua nhiều năm khai thác mạnh, nhiều vùng đất đã bị thoái hóa, bạc màu dẫn đến sức sản xuất thấp.

Đất bị rửa trôi

Ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, do đặc điểm địa hình đồi dốc và mưa nhiều, tập trung theo mùa gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất rất lớn, kéo theo một lượng dinh dưỡng đáng kể bị mất đi.

Từ đó, đất ngày càng thoái hoá và giảm sức SX. Các loại đất đỏ bazan, nâu đỏ và đỏ vàng (gọi tắt là đất đỏ hay Ferralsols) bị chua hoá ngày càng trầm trọng.

So với 10 – 20 năm trước thì hiện nay, các loại đất này có giá trị pH giảm đến một đơn vị và bình quân pH đất hiện tại vùng Tây Nguyên khoảng trên dưới giá trị 4,5. Đây là ngưỡng giá trị pH được đánh giá là rất chua.

Khi đất càng chua (pH càng thấp), các quá trình hoá học và sinh học xảy ra trong đất theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ nói riêng.

Mặc dù cây hồ tiêu có thể sinh trưởng trên đất có pH thấp, nhưng khi pH đất < 5,5 thì hàm lượng nhôm (Al3+) di động trong đất càng tăng lên. Nhất là đối với nhóm đất đỏ thường có thành phần Fe và Al rất cao so với nhóm đất khác như đất xám.

Do vậy, hiện tượng ngộ độc Al (có thể thêm ngộ độc Mn, nếu pH đất < 5,0) đối với cây hồ tiêu là điều khó tránh khỏi. Khi bộ rễ của cây hồ tiêu bị ngộ độc Al hay Mn sẽ bị còi cọc và thui chột, hạn chế rất lớn đến khả năng hút chất dinh dưỡng, phân bón và nước trong đất.

Thân cành và tán lá trên mặt đất sẽ sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh tấn công, vàng lá và chết nếu bị ngộ độc nặng và kéo dài.

Do vậy, mặc dù bón nhiều lân, nhưng hàm lượng lân sẵn có cho rễ cây hồ tiêu hút lại thấp và hiệu quả sử dụng phân lân thấp. Ngoài ra, các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng như N, K, Ca, Mg, Zn, Cu, B và Mo sẵn có trong đất càng thấp khi pH càng giảm.

Trong đất luôn tồn tại hai dạng vi sinh vật có lợi và có hại liên quan đến dinh dưỡng và dịch bệnh trên cây hồ tiêu. Đất càng chua vi sinh vật có hại thường phát huy các tính năng của chúng, lấn át các loại vi sinh vật có lợi, làm giảm khả năng phân huỷ chất hữu cơ, giải phóng đạm và lân dễ tiêu cho cây.

pH thấp cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cây hồ tiêu, đặc biệt là bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora và bệnh chết chậm do tuyến trùng và nấm Fusarium gây ra càng phát triển.

Như vậy, pH đất có mối liên quan chặt chẽ đối với hầu hết các chất dinh dưỡng, nấm và tuyến trùng gây bệnh cho cây hồ tiêu. Trồng hồ tiêu trên đất quá chua, cây không hút được dinh dưỡng, sức khoẻ của cây yếu ớt, khả năng tấn công của nấm gây bệnh càng dễ dàng.

Giải pháp thâm canh nhờ vào điều chỉnh pH

Nhằm phát triển cây hồ tiêu đạt năng suất cao và ổn định qua nhiều năm, trước khi bón bất kỳ một loại phân bón nào để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì phải nghĩ đến việc cải thiện hay nâng cao giá trị pH của đất.

Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí đầu tư và phòng tránh được các loại bệnh nguy hiểm trên cây hồ tiêu.

Biện pháp cải thiện pH đất hiệu quả nhất là sử dụng các chế phẩm có khả năng điều hoà pH đất nhằm mục tiêu đưa giá trị pH lên mức từ 6 – 6,5 là ngưỡng tối ưu cho cây hồ tiêu sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố pH đất đối với cây trồng, Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất điều hòa pH đất.

Đây là sản phẩm kế thừa và phát huy những kinh nghiệm nhiều năm của bà con nông dân cả nước nhằm tiếp tục phát huy vai trò của vôi trong đất.

Nếu như trong vôi chỉ có Canxi có trong thành phần CaCO3, thì trong chất điều hòa pH ngoài Canxi còn có Magie, Silic, các vi lượng đều là chất dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra còn có các bon hoạt tính, do vậy ngoài việc nâng cao pH đất còn có tác dụng đối với việc cải tạo độ phì của đất và kết tủa các kim loại có thể gây độc cho cây.

Khi bón chất điều hòa pH Tiến Nông, pH đất sẽ tăng từ từ, tránh hiện tượng gây sốc và giúp cây hấp thu các dinh dưỡng đa, trung và vi lượng một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng chất điều hòa pH phải tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng trên bao bì thì hiệu quả mới cao.

Thực tế tại huyện Chư Sê (Gia Lai) cho thấy, qua hai năm sử dụng chất điều hòa pH cho cây hồ tiêu, đã đạt được kết quả rất tốt.

Cụ thể là, đối với đất có pH rất thấp (4 – 4,6), cây sinh trưởng kém, bộ lá vàng, khả năng phân hoá đọt non kém và rụng đốt. Sau khi sử dụng chất điều hoà pH thì pH đất đã tăng lên từ 5,8 – 6,3; đồng thời giúp cho cây cây sinh trưởng tốt, bộ lá phát triển xanh tốt, đọt ra đều.

Nguồn: http://tnnn.hoinongdan.org.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Cách điều chỉnh độ pH của đất trồng

Mỗi giống cây trồng thích hợp với một khoảng pH nhất định, nhưng hầu hết đều giao động xung quanh mức pH từ 5 – 7. Việc kiểm tra độ pH để duy trì pH phù hợp sẽ giúp cây trồng hấp thu tối đa dưỡng chất, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao nhất.

Điều chỉnh pH của đất

Những nguyên nhân khiến đất bị chua

Đất chua là đất có độ pH < 7, trong đó pH 5-7 là đất chua ít, cây trồng sinh trưởng phù hợp, pH dưới 5 là đất chua nhiều, cần cải tạo.

Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.

Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều.

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.

Cách điều chỉnh pH của đất

Để điều chỉnh độ pH của đất, trước hết bà con cần tiến hành đo pH của đất. Sau khi có kết quả dựa vào chỉ số pH, và loại đất bà con tiến hành bón vôi theo hướng dẫn sau:

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)

Với đất có tỷ lệ cát cao

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)

Khi bón vôi cần kết hợp với các phương pháp đào xới đất, giúp vôi được trộn đều vào đất.

  • Trường hợp đất kiềm, pH > 7, cần bổ sung các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat.

Trên đây là các cách điều chỉnh độ pH của đất trồng, để cây trồng sinh trưởng ổn định, duy trì năng suất cần thường xuyên kiểm tra lại độ pH, và duy trì pH phù hợp với từng giống cây trồng. Chúc bà con thành công!

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ vào chất điều hòa pH

Vai trò của pH đất trong việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng

pH đất có vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Theo kết quả “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân bón và quản lý pH đất” của Tiến sĩ Scliff Snyder – Mỹ thì pH ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phân bón như sau:

Một số bệnh ở các loại cây trồng liên quan trực tiếp đến pH đất, bởi pH đất là chỉ thị của sự có mặt của các tác nhân vi sinh vật gây bệnh. Một số bệnh điển hình ở cây trồng liên quan đến pH đất như:

Bệnh lá vàng trắng trên cây họ citrus (họ cây có múi như cam, chanh,…), bệnh thường gây ra trong môi trường có pH cao (đất kiềm)

Cây lúa bị ngộ độc Nhôm trên đất chua

Bệnh ghẻ củ (hà củ) ở khoai tây gây ra ở môi trường pH kiềm

Chất điều hòa pH – đột phá và khác biệt

Từ thực tế năng suất cây trồng chưa cao, lãng phí phân bón nhiều, mức đầu tư lớn, Công ty CP CNN Tiến Nông đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm chất điều hòa pH đất.

Chất điều hòa pH tiếp tục phát huy vai trò của vôi trong đất. Nếu như vôi chỉ có Canxi, khi bón vào đất sẽ cải tạo đất chua, nâng pH đất; thì ngoài Canxi, trong chất điều hòa pH còn có Magie, Silic, các vi lượng, chất hữu cơ,…

pH đất thấp báo hiệu việc thiếu các nguyên tố trung vi lượng (Ca, Mg, Mo, S, Zn…), thậm chí cây có thể bị ngộ độc Al, Fe, Mn,… do ở pH thấp, các nguyên tố này hòa tan nhiều. Vì vậy chất điều hòa pH vừa có chức năng cải tạo đất chua, nâng độ pH đất, vừa có tác dụng cung cấp các nguyên tố thiếu hụt cho cây.  Đặc biệt, trong chất điều hòa pH đất Tiến Nông còn chứa các chất hữu cơ hoạt tính, có tác dụng hoãn xung  cải tạo độ phì nhiêu của đất, hấp thụ các kim loại có thể gây độc cho cây.

Khi bón chất điều hòa pH Tiến Nông, pH đất sẽ tăng từ từ, tránh gây sốc và giúp cây hấp thu các đa trung vi lượng một cách hiệu quả hơn. Việc sử dụng chất điều hòa pH phải tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng trên bao bì. Tại Hội nghị tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn quốc vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng các đại biểu tham dự Hội nghị đã đánh giá cao sản phẩm chất điều hòa pH của Tiến Nông. Đây là sản phẩm phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam.

Giải pháp mới ổn định pH đất

Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sản phẩm phân trung lượng – chất điều hòa pH đất.

Năng suất tăng đáng kể từ khi sử dụng chất điều hòa pH đất

Với mục tiêu tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sản phẩm phân trung lượng – chất điều hòa pH đất, dựa trên nền tảng khoa học của Tiến sỹ Scliff Snyder (Mỹ).

Đây được xem là giải pháp tối ưu, vừa ổn định pH đất, vừa chống thoái hóa đất, giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư.

Ông Thiều Sỹ Thế, GĐ kinh doanh vùng 1 Thanh Hóa (Cty Tiến Nông) cho hay, sau khi nghiên cứu thành công sản phẩm trên, vụ ĐX 2015 chất điều hòa pH đất được áp dụng rộng rãi trên cây ngô, lúa, mía, cây ăn quả… ở Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.

Theo đánh giá của các nhà khoa học và nông dân, khi sử dụng chất điều hòa pH đất, hiệu suất cây trồng “ăn” phân bón tăng lên 50 – 60% so với bón vôi.

“Tôi lấy ví dụ, độ pH ở mức 4,5 thì khi bón đạm xuống cây chỉ hấp thụ được 30%, lân 23%, kali 33%, nâng tổng mức độ lãng phí phân bón lên tới 71,34%.

Nhưng khi sử dụng chất điều hòa pH đất của chúng tôi, độ pH đất sẽ tăng lên có thể đạt 7, lúc này hiệu suất sử dụng phân bón ở mức tối đa (100%), tất nhiên để đạt được con số này còn phụ thuộc cách chăm sóc, cách bón của bà con nữa”, ông Thế nói.

Vụ xuân 2015, hộ anh Trịnh Trọng Thịnh, xã Định Tường, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 5 sào ruộng sử dụng chất điều hòa pH đất của Cty Tiến Nông.

Anh Thịnh được Cty hỗ trợ 25 kg phân bón gồm: NPK 6-8-4 và 12-3-10, chất điều hòa pH đất; đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật bón.

Kết quả thu hoạch cho thấy, diện tích sử dụng chất điều hòa pH cây lúa cứng hơn, lá có màu xanh sáng; bông lúa dài hơn ruộng không bón chất điều hòa pH 2cm; năng suất đạt 3,5 tạ/sào, cao hơn đối chứng 50 kg/sào, nếu bán với giá lúa 5.000 đ/kg, nông dân thu về gần 2 triệu đồng/sào.

“Bón phân theo quy trình của Tiến Nông hết 350.000 – 390.000 đ/sào (cao hơn bón truyền thống 50.000 – 60.000 đ/sào). Tuy nhiên, cái hay trong giải pháp này là tăng được độ pH đất từ 5,2 lên 5,7, tạo môi trường thuận lợi cho lúa hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân bón, góp phần giúp nông dân chúng tôi thu lãi hơn 200.000 đ/sào so với đối chứng”, anh Thịnh phấn khởi cho biết thêm.

Mô hình thâm canh ngô vụ đông 2014, sử dụng đồng bộ giải pháp của Tiến Nông ở xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng gần 300.000đ cho nông dân.

Theo đó, chi phí đầu tư chất dinh dưỡng của 1 sào ngô đồng bộ hết 390.000đ, gồm chất điều hòa pH + NPK 513 + bón thúc NPKS 15.2.10.8S (tương đương bón đơn).

Thu hoạch đạt 349 kg (cao hơn đối chứng 47 kg/sào), bán với giá 5.700 đ/kg, nông dân thu về gần 2 triệu đồng/sào. Đặc biệt, sau khi sử dụng chất điều hòa pH 7 ngày độ pH đất của ruộng ngô đã tăng từ 5,2 lên 6 và ổn định từ 6 – 6,2 cho đến khi thu hoạch.

Ông Nguyễn Hồng Phong, TGĐ Cty Tiến Nông cho rằng, độ pH đất thấp khiến môi trường sống của cây trồng bị “ngộ độc”, nên việc sử dụng sản phẩm có nhiều thành phần chất dinh dưỡng như canxi, ma giê, silic (vô định hình) và phụ gia đặc biệt trong sản phẩm chất điều hòa pH sẽ cân bằng được độ chua trong đất, cải tạo đất; hạn chế sâu bệnh và bảo vệ môi trường hiệu quả.

Nguồn: nongnghiep.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

7 cách tự chế thuốc trừ sâu tại nhà

Rệp, nhện, sâu bệnh khác có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hoa, trái cây và rau xanh. Nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học có thể không an toàn cho môi trường hoặc có thể là cho trái cây và rau không an toàn. Rất may, có rất nhiều thuốc trừ sâu hữu cơ tự chế có thể chống lại sâu bệnh.

Cách 1: Sử dụng các loại rau

Kết hợp 1/2 chén (113 gram) ớt với 1/2 chén (113 grams) tép tỏi hoặc hành tây. Bạn cũng có thể sử dụng cả hai hành tây và tỏi. Tất cả các loại rau nên được cắt nhỏ trước khi sử dụng.

Pha trộn các loại rau với nhau trong một máy xay.

Thêm 2 ly (500 ml) nước ấm. Trộn kỹ hỗn hợp với nhau.

Đổ dung dịch vào một thùng nhựa hoặc thủy tinh và để trong 24 giờ. Nếu có thể, giữ ở một vị trí đầy nắng. Nếu không được, ít nhất là giữ cho hỗn hợp ở một nơi ấm áp.

Lọc dung dịch. Đổ dung dịch thông qua một cái rây, loại bỏ các loại rau và lấy nước. Nước này là loại thuốc trừ sâu hữu cơ.

Đổ thuốc trừ sâu của bạn vào một chai xịt. Hãy chắc chắn rằng các chai xịt đã lần đầu tiên được làm sạch bằng nước ấm và xà phòng để thoát khỏi nó trong bất kỳ chất gây ô nhiễm tiềm năng.

Phun lên những cây bị nhiễm bệnh mỗi 4-5 ngày/lần. Sau ba hoặc bốn lần phun, các loài sâu gây hại sẽ bớt dần.

Cách 2: Sử dụng dầu ăn

Chuẩn bị chai xà phòng rửa chén tác dụng nhẹ. Tránh xà phòng chuyên chống vi khuẩn, có mùi thơm, vì chúng có thể gây hại cho cây trồng của bạn.

Trộn 1 muỗng canh (15 ml) của xà phòng với 1 cốc (250 ml) dầu ăn trong một bát nhỏ.

Trộn đều 1/2 muỗng cà phê (12 ml) của hỗn hợp dầu vào 1 cốc (250 ml) nước

Đổ hỗn hợp mới này vào một chai lớn. Lắc đều kỹ lên.

Kiểm tra hỗn hợp bằng cách phun vào một phần nhỏ trên cây của bạn.

Bước này cho phép bạn để đảm bảo rằng sự kết hợp này sẽ không gây hại nhiều. Nếu 1 phần nhỏ của cây trồng bạn thử nghiệm phun lên lá héo hoặc thay đổi màu sắc, hãy thử sử dụng một xà phòng khác với dầu ăn

Phun hỗn hợp bất cứ nơi nào bạn thấy có sâu bệnh. Nếu bạn đã thử nghiệm giải pháp của bạn và nó không gây ra bất kỳ nguy hại nào cho cây trồng, thì phun nó trên toàn bộ cây trồng của bạn, bao gồm cả mặt dưới của lá. Tập trung vào các khu vực nơi sâu đẻ trứng.

Cách 3: Sử dụng xà phòng

Chuẩn bị chai xà phòng rửa chén tác dụng nhẹ. Tránh xà phòng chuyên chống vi khuẩn, có mùi thơm, vì chúng có thể gây hại cho cây trồng của bạn.

Trộn một vài muỗng cà phê (10-15 ml) xà phòng vào 1 gallon (4 lít) nước. Dùng cái thìa lớn để xà phòng và nước được trộn đều.

Đổ dung dịch vào một bình lớn.

Kiểm tra hỗn hợp bằng cách phun lên cây trồng của bạn. Phun lên một phần nhỏ của cây bị nhiễm khuẩn và giám sát nó trong một ngày. Nếu nó không héo hoặc thay đổi màu sắc, thuốc trừ sâu bạn có thể dùng được.

Phun lên toàn bộ cây trồng. Phun thuốc trừ sâu này sẽ làm tê liệt các loài côn trùng, làm cho chúng không thể ăn

Tiếp tục phun vào cây mỗi 2-3 ngày trong hai tuần tiếp theo. Vì thuốc trừ sâu này là khá loãng, tiếp tục phun là cách duy nhất để đảm bảo rằng sự sâu bệnh sẽ không còn nữa.

Cách 4: Sử dụng thuốc lá

Trộn 1 cốc (250 ml) thuốc lá vào 1 gallon (4 lít) nước. Thuốc lá hữu ích trong việc nhắm mục tiêu sâu, rệp, nhưng nó không an toàn khi sử dụng trên ớt, cà chua, cà tím, hoặc bất kỳ cây trồng nào thuộc họ cà.

Đưa hỗn hợp ra ngoài nắng hoặc trong một vị trí ấm áp để trong 24 giờ.

Kiểm tra màu sắc của hỗn hợp. Lý tưởng nhất, các thuốc trừ sâu sẽ trông giống như màu sắc của màu ly trà ngoài ánh sáng. Nếu nó quá tối, nên pha loãng với nước. Nếu nó quá nhẹ không giống trà, thì để thêm vài giờ.

Thêm 3 muỗng canh (45 ml) xà phòng lỏng vào dung dịch. Trộn đều.

Đổ hỗn hợp vào một chai lớn. Lắc dung dịch bên trong chai một lần nữa để dung dịch tan đều

Phun lên các cây trồng bị nhiễm khuẩn. Tập trung vào các phần cây có sâu bệnh nhiều nhất, nhưng cũng bao gồm những điểm đang trong tình trạng tốt.

Cách 5: Sử dụng vỏ cam

Nếu bạn không có quả cam tươi, thì sử dụng 1,5 muỗng cà phê (7.4 ml) vỏ cam quýt khô hoặc 1/2 ounce (15 ml) dầu cam. Vỏ cam đặc biệt hữu ích trong việc xua đuổi bọ thân mềm, bao gồm cả ốc sên, rệp, muỗi nấm. Khi phun trực tiếp lên các loài gây hại, thuốc trừ sâu này cũng loại bỏ kiến và gián.

Đặt vỏ vào trong một bình thủy tinh và đổ 2 ly (500 ml) nước sôi trên các mặt. Để hỗn hợp ở nơi ấm áp trong 24 giờ.

Lọc dung dịch. Đổ vào một cái rây, loại bỏ vỏ cam và lấy dịch lỏng.

Thêm một vài giọt xà phòng Castile. Trộn đều các dung dịch với nhau.

Đổ thuốc trừ sâu vào một chai lớn. Phun toàn bộ cây trồng để loại bỏ các loài thân mềm gây hại. Phun trực tiếp trên đầu của kiến và gián.

Cách 6: Sử dụng hoa cúc

Trộn đều 1/2 chén (113 gram) hoa cúc khô với 4 ly (1 lít) nước. Hoa cúc có chứa một thành phần hóa học gọi là kim cúc, có khả năng làm tê liệt nhiều loài côn trùng gây hại trong vườn.

Đun sôi hỗn hợp trong 20 phút

Đổ dung dịch thông qua một cái rây. Loại bỏ hoa khô và lấy dịch lỏng.

Đổ thuốc trừ sâu vào một bình xịt và phun lên cây trồng. Tập trung vào những vùng bị hỏng nhất trước khi chuyển sang các khu vực ít bị hư hỏng. Bao gồm toàn bộ cây trồng và cả mặt dưới của lá.

Lưu trữ hỗn hợp lên đến hai tháng. Sau khoảng thời gian đó, nó có thể không còn hiệu quả.

Cách 7: Sử dụng dầu lá Nim (Neem)

Trộn đều 1/2 ounce (15 ml) dầu lá Neem với 1/2 muỗng cà phê (2.5 ml) xà phòng nhẹ. Nhiều người tin rằng dầu Neem, xuất phát từ một lá cây đắng, là một trong các loại thuốc trừ sâu tự nhiên hiệu quả nhất từng tồn tại.

Trộn dầu lá Neem và xà phòng vào 2 lít (2 lít) nước ấm. Khuấy chậm, kỹ lưỡng

Đổ thuốc trừ sâu vào một bình xịt. Sử dụng nó ngay lập tức, dập tắt toàn bộ côn trùng và tập trung vào những điểm mà bạn có thể nhìn thấy rõ ràng sâu bệnh hoặc có dấu hiệu của sâu hại.

Nguồn: WikiHouse được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Chăm sóc cây bưởi, cam, quýt sau khi thu hoạch.

Cam, quýt sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho mùa bội thu sau.

– Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 – 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…

– Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh.

– Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng lúc, đúng cách.

Với một số sâu bệnh hại như: sâu vẽ bùa, đục thân, sâu bướm, sâu nhớt, nhện đỏ, nhện vàng, nhất là bệnh vàng lá greening… phải thường xuyên theo dõi, quan sát phát hiện sớm để kịp thời ngăn chặn. Khi cây đã bị bệnh cần phải đào, đốt hủy, rắc vôi bột vào gốc cây bị hại.

Cắt tỉa cành

Bón phân phục hồi và tưới nước: Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 – 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

– Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 – 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

– Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 – 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

– Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

– Cách tỉa cành và vệ sinh vườn : Cắt bỏ những cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, cành mọc sà dưới đất và cả những đoạn cành đã mang trái (dài 10-15cm). Cắt ngắn cỏ, chừa cỏ lại che phủ đất (hoặc che phủ bằng rơm rạ). Nếu trồng sát gốc cây thì dọn sạch cỏ, lá cây để mô được khô ráo. Cần tránh phủ sơ dừa sát gốc cây có múi để tránh lây lan bệnh Phytophthora. Các cành lá tỉa bỏ, trái hư, cỏ dại phải thu gom lại chôn lấp hoặc đốt bỏ.

– Nuôi dưỡng và bảo vệ : Định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần, phun các chế phẩm HVP theo tỷ lệ: 30-10-10 (15g/8 lít nước) hoặc chế phẩm dưỡng lá (35ml/8 lít nước). Có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh để phun xịt. Dưới gốc dùng vôi quét gốc, quét cao khoảng 1-1,5 m và rải vôi chung quanh các gốc cây, nhất là những cây bị bệnh. Nếu rễ cây bị tuyến trùng, rệp sáp tấn công có thể dùng Nokapd, Vimoca tưới vào gốc diệt, đồng thời pha thêm bột tốt rễ F.Bo để phục hồi bộ rễ nhanh, giúp cây sinh trưởng sung tốt trở lại.

Quét vôi gốc cây

Xử lý ra hoa

– Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun F.Bo: 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.

– Bắt cây cảm ứng ra hoa: Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày/lần.

– Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt: Sau khi tưới nước lại 2-3 ngày, bộ lá tươi lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

Nguồn :Nông thôn ngày nay, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Phòng trừ sâu bệnh trên bắp cải

Thời tiết mưa nắng đan xen tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển các loại rau, trong đó có cây cải bắp. Bà con nông dân cần chú ý cách phòng trừ.

Các loài sâu gây hại

– Sâu tơ: thường tập hợp ở mặt dưới lá.

– Sâu xanh bướm trắng: thường ẩn nấp mặt dưới lá.

– Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc: gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây con mới mọc nếu mật độ 1 – 2 con/cây kết hợp trưởng thành hại lá có thể làm cây chết.

Sâu tơ hại bắp cải.

Phòng trừ:

– Biện pháp canh tác: Thu dọn tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. Cuốc lật đất cày sâu 10 – 15 cm, phơi ải từ 10 – 15 ngày trước khi trồng (hoặc lên luống rồi phủ ni-lông trên bề mặt từ 3 – 5 ngày để diệt ấu trùng sau đó gieo trồng bình thường). Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ hoai mục. Thường xuyên luân canh với các cây khác họ. Gieo trồng tập trung đúng thời vụ.

-Biện pháp hoá học:

+ Đối với sâu tơ: Khi mật độ sâu trên 20 con/m2 (giai đoạn cây con) và trên 30 con/m2 (cây lớn) thì sử dụng thuốc: Oncol 20EC, Cyperkill 10EC, 25EC, 5EC, Pegasu 500SC, Reasgant 1,8EC, 3,6EC, Sokupi 0,36AS, Catex 1,8EC, 3,6 E…

+ Đối với sâu xanh bướm trắng: Khi mật độ sâu non trên 6 con/m2 sử dụng thuốc Ratoin 10EC, Delfin WG (32BIU), Biocin 16WP, Cymerin 10EC…

+ Bọ nhảy: Khi mật độ trên 20 con/m2 sử dụng thuốc Actara 25WG, Sokupi 0,36 AS, 0,5AS….

Chú ý: Khi phòng trừ phải phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì, tuân theo nguyên tắc “4 đúng”, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc và bảo đảm đúng thời gian cách ly.

Bệnh thối nhũn

Có 2 nguyên nhân gây ra ( do nấm thối hạch và do vi khuẩn thối nhũn gây ra). Cần nhận biết và phân biệt rõ vỡi những triệu chứng sau:

Thối nhũn do nấm

– Do nấm tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra.

– Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, mất màu sau đó nhũn ra.

– Bệnh gây thối từng lớp lá từ trên xuống dưới.

– Gặp độ ẩm không khí cao thấy có lớp tơ màu trắng bao phủ vết bệnh. Không có mùi khẳn.

– Thuốc trị bệnh: Validacin3L, Rovral50WP, Anvil5SC, Bennomyl 50WP…

Bắp cải bị thối nhũn

Thối nhũn do vi khuấn

– Do vi khuẩn tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra

– Lúc đầu thấy xuất hiện một số lá bị héo vào buổi trưa, tươi lại buổi chiều.

– Bệnh làm thối mềm phần trong của cây (lõi) rồi sau đó làm thối nhũn cả bắp.

– Độ ẩm cao, thối nhũn càng nặng và ngửi vết bệnh thấy có mùi khẳn đặc trưng của hiện tượng thối nhũn do vi khuẩn.

– Không có thuốc trị bệnh mà chỉ có thuốc phòng: Kasumin 2L, Starner 20WP, New Kasuran 16,2 WP, Rovral 50WP.

Chú ý: Khi gặp thời tiết có mưa, để phòng bệnh thối nhũn cải bắp, người trồng không nên xới xáo làm đứt rễ cây hoặc vặt lá gốc cây. Đồng thời, cần trừ sâu ăn lá (sâu xanh) nếu có sâu gây hại. Khi ruộng bị nhiễm bệnh, không nên tưới nước vào chiều mát.

Bệnh đốm lá do nấm

Vết bệnh hình tròn, có màu tím đậm sau chuyển nâu có viền vàng hoặc nâu đen. Vết bệnh già có màu đen, đôi khi thấy có một lớp bột màu đen che phủ lên bề mặt vết bệnh. Vết bệnh điển hình nhìn như đốm mắt cua.

Bệnh đốm lá

Thuốc phòng và trị bệnh: Score, Anvil 5SC, Antracol 70WP, Rovaral 50WP…

Bệnh cháy lá bã trầu do vi khuẩn

Vết bệnh có màu đỏ, ẩm thì nhũn ra, khô hanh thì giòn. Cây bị bệnh thường các lá bị cháy từ bìa lá cháy vào. Vết bệnh thường có hình tam giác mà đỉnh là gân lá.

Vi khuẩn tồn tại trong hạt giống và xác cây bị bệnh, không tồn tại trong đất trồng. Các vết thương như các sẹo lá, vết thương do côn trùng, vết thương cơ học, vết bệnh do các mầm bệnh khác,… là các cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh cháy lá bã trầu

Bệnh nhiễm nặng hơn trong điều kiện có mưa và nhiệt độ cao và có thể lây nhiễm từ cây bệnh sang cây mạnh trong khi vận chuyển sau thu hoạch hoặc trong khi tồn trữ.

Bệnh sưng rễ

Trồng bắp cải chỉ sau 3 tuần bắt đầu tạo củ – đây là bệnh gây sưng rễ cải bắp.
Triệu chứng:
Bệnh sưng rễ cải bắp (hay còn gọi là bệnh nốt sần rễ cải bắp) là một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây hại trên cải bắp mà còn gây hại trên cả su hào, cải bẹ, cải củ và các cây rau họ thập tự khác. Đặc điểm của bệnh là tạo thành các nốt sần, các u bướu trên rễ cây. Các cây bị bệnh lá héo vàng, bắp không phát triển hoặc không hình thành bắp.

A : Bệnh sưng rễ. B : vườn bắp cải bị sưng rễ

Nguyên nhân:
Gây sưng rễ cải bắp được xác định là do nấm Plasmodiophora brassicae Wor. Nấm gây bệnh là một loại ký sinh chuyên tính và chỉ phát triển trong tế bào cây đang sống. Bào tử ngủ nghỉ ở trong đất, đến khi gặp điều kiện thuận lợi thì phát triển thành các du động bào tử có một lông roi ở phía đầu. Các du động bào tử này xâm nhập vào cây qua các lông rễ để gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào rễ cây các du động bào tử biến thành các khối chất nguyên sinh hình cầu, sau đó các khối này lại phân chia thành nhiều du động bào tử đơn bội thể giao phối với nhau và tạo thành các khối nhị bội thể. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây, dưới tác động của các vi sinh vật trong đất, các nốt sần ở rễ cây vỡ ra, bào tử nấm rơi vào đất và là nguồn lây bệnh cho vụ sau.
Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh:
Bào tử nấm nảy mầm trong phạm vi nhiệt độ từ 6 – 28 C, độ ẩm đất vào khoảng 50 – 97%; nhưng nhiệt độ thích hợp cho bào tử nảy mầm là từ 18 – 25 C và ẩm độ đất là từ 75 – 90%. Trong đất không phải tất cả các bào tử đều nảy mầm một lúc; khả năng sống của bào tử nấm từ 6 – 7 năm. Nấm lan truyền từ ruộng này sang ruộng khác cùng với cây giống, cũng có thể qua dòng nước tưới, qua giun và các loại côn trùng sống trong đất.
Biện pháp phòng trừ bệnh:
+ Gieo trồng các giống cây chống bệnh.
+ Không trồng cải bắp và cây họ hoa thập tự 2 – 3 năm liên tiếp trên cùng mảnh ruộng.
+ Loại bỏ cây con bị bệnh trước khi mang ra ruộng trồng.
+ Trên chân đất chua cần bón bổ sung vôi.
+ Vun gốc cho cải bắp sau mỗi lần bón thúc và tưới nước để cải bắp ra thêm rễ mới giúp cây phát triển tốt hơn.
+ Tích cực diệt trừ cỏ dại đặc biệt là cỏ dại họ hoa thập tự vì nấm có thể tích luỹ ở rễ các loại cây này.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện cây bệnh kịp thời nhổ bỏ cả cây lẫn rễ và mang tiêu huỷ.
+ Có thể sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma trộn với phân chuồng khô từ 10 – 15 ngày sau đó bón vào rãnh trước khi trồng cây.

Tổng hợp bởi Farmtrch Vietnam