Ứng dụng khoa học công nghệ tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á- Thái Bình Dương (IAP), từ năm 2001 đến năm 2005, tổng sản phẩm (GDP) của ngành nông- lâm- thủy sản TP Cần Thơ tăng từ trên 1.300 tỉ đồng lên gần 2.700 tỉ đồng; giá trị sản xuất tăng từ 2.055 tỉ đồng lên 3.800 tỉ đồng. Một trong những yếu tố quan trọng để có được kết quả trên là ngành nông nghiệp đã tích cực đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất.

               Ứng dụng khoa học công nghệ tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Sức bật cho sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, phương thức chuyển giao KHCN đến nông dân được áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn thành phố để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng KHCN tiến bộ để phổ biến cho người dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đường ngắn nhất đưa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.

Ở lĩnh vực trồng trọt, các cơ quan khuyến nông từ thành phố đến cơ sở đã triển khai 21 loại mô hình kỹ thuật tiến bộ với trên 4.300 điểm trình diễn. Trong đó, mô hình nhân giống lúa chất lượng cao được thực hiện liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lượng cao cho sản xuất đại trà. Mô hình trồng cây ăn quả như xoài cát Hòa Lộc, cây có múi sạch bệnh, góp phần mở rộng diện tích cây ăn quả trong thành phố. Mô hình luân canh lúa- màu hoặc lúa- màu- thủy sản ngày càng phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Với sự tác động từ cán bộ khuyến nông và hiệu quả kinh tế của những mô hình luân canh lúa- màu, gia đình ông Nguyễn Văn Chiến, ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, đã mạnh dạn chuyển đổi thói quen chuyên canh 3 vụ lúa/ năm sang trồng 1 vụ lúa- 2 vụ màu. Năm 2005, ông trồng 1 vụ lúa, 2 vụ dưa hấu và sử dụng màng phủ nông nghiệp. Tổng lợi nhuận mà ông Chiến thu được là 12,6 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với trồng 3 vụ lúa. Riêng vụ xuân hè 2006, ngoài diện tích 3.900m2 đất nhà, gia đình ông thuê thêm 2.600m2 để trồng dưa hấu và đạt lợi nhuận gần 20 triệu đồng.

Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, ngành trồng trọt còn triển khai đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng… Trong đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất lúa: giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất lúa theo hướng bền vững, ổn định và khoa học. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Thực vật TP Cần Thơ, đến nay, khoảng 30% nông dân ứng dụng qui trình phòng trừ tổng hợp (IPM) trong sản xuất cây có múi. Thành phố đã xây dựng 3 vùng sản xuất rau an toàn từ năm 2003 với tổng diện tích 200 ha và hiện nay, diện tích trồng rau an toàn lên đến khoảng 500 ha.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, KHCN được ứng dụng để tạo nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng công nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng; phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm… Chương trình Sind hóa đàn bò là một trong những chương trình tiêu biểu. Từ năm 2001-2005, chương trình được đầu tư trên 140 tỉ đồng. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trọng lượng của bò thịt lai Sind tăng cao, lợi nhuận cao hơn bò ta từ 1-2 triệu đồng/con, bê con của bò lai Sind cũng có giá bán cao hơn từ 1-2 triệu đồng/con so với bê ta. Ngoài ra, số lượng bò sữa ngày càng phát triển, tạo nguồn sữa ổn định cung cấp cho thị trường và giúp người nuôi cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, ngành thủy sản của thành phố cũng có những bước phát triển vượt bậc. Trong 5 năm qua, mỗi năm, tốc độ phát triển của thủy sản luôn tăng trên 10%. Trong các mô hình nuôi thủy sản tại Cần Thơ, mô hình nuôi tôm càng xanh đang phát triển rất mạnh với diện tích nuôi trên 300 ha. Để đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp Cần Thơ đã tổ chức chuyển giao qui trình sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình “nước trong- hệ hở” cho 20 hộ dân sản xuất giống tôm càng xanh. Qua đó, xây dựng 10 trại tư nhân để sản xuất tôm giống, với vốn đầu tư trang thiết bị và nguyên liệu là 30 triệu đồng/trại. 40 kỹ thuật viên được đào tạo để phục vụ cho hoạt động sản xuất của các trại. Kết quả, 10 trại đã tiến hành sản xuất giống tôm càng xanh đạt tiêu chuẩn, cung cấp con giong có chất lượng cho người nuôi trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Những thách thức

Bên cạnh những kết quả khả quan, ngành nông nghiệp thành phố vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn, hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học kỹ thuật Châu Á- Thái Bình Dương (IAP), đơn vị hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, trong quá trình chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, chính sách đầu tư cho nông nghiệp chưa thỏa đáng. Năm 2000, vốn đầu tư phát triển ngành nông- lâm nghiệp trên 167 tỉ đồng nhưng đến năm 2005, giảm xuống còn trên 45 tỉ đồng.

Hỗ trợ của Trung ương đối với chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn rất hạn chế, chưa thúc đẩy việc phổ biến và áp dụng phương thức canh tác tiến bộ trên diện rộng trong khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Mặt khác, qui mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, hạn chế phát huy thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Việc liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, khoa học, doanh nghiệp, nông dân) phục vụ, nghiên cứu sản xuất chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao…

Ông Hà Anh Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, cho rằng: “Tầm nhìn của nông dân còn hạn hẹp, còn trông chờ vào sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước. Lực lượng cán bộ khuyến nông tại các xã còn mỏng, trình độ chưa cao nhưng đảm nhiệm quá nhiều việc. Việc bao tiêu sản phẩm còn hạn chế khiến nông dân khó tìm đầu ra khi sản xuất nông sản với khối lượng lớn”. Còn theo thạc sĩ Bùi Phương Mai, cán bộ Phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, thời gian qua, có những mô hình áp dụng tiến bộ KHCN rất thành công nhưng khó mở rộng ra sản xuất đại trà do hạn chế nguồn vốn. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ chuyển giao kết quả của các dự án đã kết thúc vào sản xuất nông nghiệp trên diện rộng.

Các cơ quan chức năng đều cho rằng: Trong giai đoạn phát triển mới, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm… Mặt khác, thành phố nên có chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ và phân bổ biên chế hợp lý cho cán bộ khuyến nông ở các địa phương, nhất là mạng lưới cán bộ khuyến nông ở các xã, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hiện nay trên cả nước đã bước đầu hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình trồng hoa, rau an toàn công nghệ cao tại Bắc Ninh; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, mô hình nuôi cá tra sạch tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nhiều địa phương chưa có kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chưa đầu tư cho công tác quy hoạch và xây dựng vùng nông nghiệp và khu nông nghiệp công nghệ cao.

Đại diện một số địa phương cũng cho biết, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do vốn đầu tư khá lớn, công nghệ lại quá hiện đại khiến cán bộ nông nghiệp và nông dân không dễ để học hỏi, cập nhật.

Do vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội kiến nghị Bộ cần nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, trong đó có nguồn kinh phí để chủ động phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, trong Dự thảo Thông tư về phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao sắp ban hành, tiêu chí công nhận các vùng và khu nông nghiệp công nghệ cao cần xác định quy mô diện tích phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Tại hội nghị, lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao Giấy chứng nhận doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho 2 đơn vị là Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Agrivina (Dalat Hasfarm).

Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, chứng nhận này có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là sự công nhận đầu tư chất xám, trí tuệ của doanh nghiệp cho ngành nông nghiệp.

Các địa phương thời gian tới cần nghiên cứu kỹ các văn bản, chính sách để góp ý kiến cho Bộ, hướng tới việc có chính sách tốt hơn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Policy Horizons Canada phối hợp với nhà phân tích Michell Zappa của tổ chức Envisioning đã xuất bản một báo cáo có tựa đề: “Các công nghệ mới và biểu đồ thông tin đi kèm”, trong đó liệt kê các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, vật liệu và nano, sức khỏe, truyền thông và số hóa.

Các công nghệ nông nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật. Trong đó, công nghệ cảm biến cho phép nhà nông chuẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp. Công nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gene cũng như khả năng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm. Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽ được thực hiện bởi các robot kích thước lớn hoặc robot siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng. Còn công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộng quy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinh tế.

I – Cảm biến

1. Cảm biến đất và không khí

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Các cảm biến là công cụ hỗ trợ cơ bản cho tự động hóa nông nghiệp. Các cảm biến này giúp cho người nông dân có thể theo dõi mùa màng theo thời gian thực, theo dõi nước/độ ẩm, không khí và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Dự đoán đến năm 2015 sẽ trở nên phổ biến.

2. Viễn thông nông nghiệp

Công nghệ này giúp cho các máy móc nông nghiệp có thể thông báo cho người sử dụng về những trục trặc sắp xảy ra. Việc liên lạc giữa các máy móc có thể tạo ra một nền tảng cho kiểu canh tác “tập đoàn máy nông nghiệp”.

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2016.

3. Sinh trắc học chăn nuôi

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Người nông dân sử dụng GPS (hệ thống định vị toàn cầu), RFID (nhận dạng tần số sóng vô tuyến) và công nghệ sinh trắc học để có thể nhận dạng một cách tự động và truyền các thông tin quan trọng về chăn nuôi theo thời gian thực.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2020.

4. Cảm biến mùa màng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Các cảm biến mùa màng độ phân giải cao sẽ cung cấp thông tin cho các thiết bị nông nghiệp để điều chỉnh lượng nước, phân bón cho thích hợp với đất đai và cây trồng. Các cảm biến quang học hoặc thiết bị bay không người lái sẽ có khả năng nhận diện tình trạng khỏe mạnh của cây trồng. Chẳng hạn chúng sẽ sử dụng cảm biến hồng ngoại để đo độ xanh tốt trên toàn cánh đồng.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2019.

5. Cảm biến tình trạng cơ sở hạ tầng nông nghiệp

Các cảm biến này có khả năng đo những chấn động hoặc tình trạng vật lý của những ngôi nhà, cây cầu, xưởng sản xuất, nông trại và các hạ tầng khác. Làm việc trong một mạng thông minh, các cảm biến này sẽ truyền thông tin về cho người chuyên trách hoặc robot.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2027.

II – Thực phẩm

6. Thực phẩm tổng hợp gene

Trong tương lai, người ta sẽ tạo ra các loại thực phẩm biến đổi gene mới từ vật nuôi và cây trồng. Các loại thực phẩm này là sự kết hợp của công nghệ sinh học và sinh lý học. Nó là kết quả của sự phát triển của công nghệ biến đổi gene lên một mức cao hơn, trở thành thực phẩm tổng hợp gene.

Dự đoán sẽ phổ biến vào năm 2022.

7. Thực phẩm trong ống nghiệm

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là loại thịt có nguồn gốc động vật nhưng được tạo ra từ ống nghiệm. Khác với thịt thông thường vốn được lấy ra từ một quá trình sinh trưởng hoàn thiện của động vật, thịt ống nghiệm chỉ phát triển từ một phần trong giai đoạn sinh trưởng đó. Hiện đã có một vài dự án chế tạo thịt ống nghiệm đang được tiến hành và đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được sản xuất ở cấp độ tiêu dùng.

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến năm 2024.

III – Tự động hóa

8. Điều khiển làm đất và gieo trồng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Dựa trên những công nghệ định vị địa lý hiện có, việc làm đất và gieo trồng trong tương lai có thể tiết kiệm được hạt giống, khoáng chất, phân bón và thuốc diệt cỏ nhờ vào sự điều chỉnh tự động định mức đầu vào. Người nông dân sử dụng máy tính để tính toán hình dạng cánh đồng nơi họ sẽ gieo trồng. Nhờ vào sự hiểu biết về năng suất các loại cây trồng trên các khu vực khác nhau của cánh đồng, máy nông nghiệp có thể áp dụng định lượng về hạt giống, phân bón, thuốc diệt cỏ phù hợp với từng khu vực trên cánh đồng.

Dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2016.

9. Gây giống nhanh và có chọn lựa

Công nghệ gây giống thế hệ kế tiếp sẽ dựa trên các thuật toán để xác định định lượng và những sự cải tiến cần thiết áp dụng cho gây giống vật nuôi và cây trồng.

Dự báo sẽ trở nên phổ biến vào năm 2017.

10. Các robot nông nghiệp

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Robot nông nghiệp, còn có một thuật ngữ khác là “agbot”, sẽ tham gia vào các quá trình tự động hóa nông nghiệp, chẳng hạn như thu hoạch, chuyên chở trái cây, làm đất, nhổ cỏ, gieo trồng, tưới tiêu…

Dự đoán sẽ trở nên phổ biến vào năm 2021.

11. Nông nghiệp chính xác

Việc quản lý gieo trồng sẽ dựa vào sự quan sát những thay đổi trên cánh đồng. Với sự trợ giúp của các hình ảnh vệ tinh và các cảm biến tiên tiến, người nông dân có thể tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào. Những kiến thức về mùa màng, các dữ liệu thời tiết định vị địa lý và các cảm biến chính xác sẽ giúp người nông dân ra quyết định chính xác và cải tiến kỹ thuật gieo trồng.

Dự kiến sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024.

12. Tập đoàn máy nông nghiệp

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Giả định rằng trong tương lai việc làm nông sẽ có sự kết hợp của hàng chục, thậm chí hàng trăm robot cùng với hàng nghìn cảm biến siêu nhỏ. Tập hợp máy nông nghiệp này sẽ theo dõi, giám sát, dự báo, cày cấy trồng trọt và thu hoạch mà không cần sự can thiệp của con người. Hiện tại, người ta đã thực nghiệm trong quy mô nhỏ.

Dự đoán đến năm 2026 nó sẽ trở nên phổ biến.

IV – Kỹ thuật

13. Hệ sinh thái đóng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là một hệ sinh thái “tự thân vận động”, không chịu ảnh hưởng của những tác nhân bên ngoài hệ thống. Về mặt lý thuyết, một hệ thống đóng như thế này có thể chuyển đổi các sản phẩm phế thải thành oxy, thực phẩm và nước nhằm cung cấp cho quá trình sinh trưởng cây trồng bên trong hệ thống. Người ta đã thí nghiệm những hệ thống đóng trên phạm vi nhỏ, bởi vì công nghệ hiện tại chưa cho phép triển khai ở phạm vi lớn hơn.

Dự đoán đến năm 2021 sẽ được triển khai rộng rãi.

14. Sinh học tổng hợp

Sinh học tổng hợp mới chỉ ở giai đoạn phôi thai nhưng hứa hẹn đem lại một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực sinh học, bởi tiềm năng ứng dụng lớn lao trong xã hội. Sinh học tổng hợp là một dạng mở rộng của công nghệ kỹ thuật gene. Mục đích của sinh học tổng hợp là làm thay đổi và hoàn chỉnh các gene bằng phương pháp tổng hợp để tạo ra các sinh vật mới có đặc tính sinh học như mong muốn.

Trong nông nghiệp, nó sẽ giúp tạo ra các loại vật nuôi và cây trồng có đặc tính sinh học theo ý muốn. Sinh học tổng hợp còn ứng dụng được trong lĩnh vực chế tạo dược phẩm, sản sinh năng lượng, cung cấp thực phẩm, duy trì và nâng cao sức khỏe con người, xử lý rác thải bảo vệ môi trường.

Dự báo sẽ trở nên phổ biến vào năm 2024.

15. Trồng trọt thẳng đứng

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

Đây là một hình thức trồng trọt tiết kiệm không gian, ứng dụng trong các thành thị. Loại hình này có thể tạo ra các cây trồng từ những cột tháp chọc trời trong thành thị. Sử dụng các kỹ thuật trồng trọt tưới tiêu tương tự như trong nhà kính. Các cây trồng được tăng cường ánh sáng tự nhiên thông qua các biện pháp duy trì và tiết kiệm năng lượng.

Phương pháp trồng trọt thẳng đứng mang lại rất nhiều ích lợi, chẳng hạn như có thể sản xuất quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thành thị, giảm chi phí vận chuyển.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bệnh vi-rút vàng lùn, lùn xoăn lá trên lúa: bệnh mới…

Bệnh vàng lùn ở cây lúa là một bệnh mới, do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh. TS Phạm Văn Dư, Bộ Môn Bệnh cây-Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giải thích thêm về nguyên nhân gây bệnh vàng lùn ở cây lúa…

Từ năm 1989, ở ĐBSCL có xuất hiện một triệu chứng cây lúa bị Vàng và Lùn, tỉ lệ nầy có thể từ 5-10 % hoặc 50 % trên một số giống và một số ruộng, một số giống như OM CS 96, OM 997-6, OM 1248 được ghi nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là, triệu chứng trên lại có cùng đỉnh cao xuất hiện của quần thể rầy nâu…

Như vậy, có thể đây là một bệnh mới, cần có những nghiên cứu để kết luận nhằm tránh sự lây lan bệnh trên diện rộng. Bệnh xuất hiện thông thường với tỉ lệ rất thấp, nhưng có những năm gây hại khá lớn.

Theo ghi nhận vào cuối tháng 12/1999, có đến 13.120 ha lúa bị nhiễm ở các tỉnh Bến tre, TP.HCM, Bạc Liêu và Long An. Riêng TP HCM có 242 ha bệnh vàng lùn và không trổ được.

Trong năm 1999, Hội nghị Cục BVTV phía Nam gọi là bệnh “Vàng Lùn”, chưa rõ tác nhân.

Vừa qua, từ đầu vụ Hè thu 2006, dịch bệnh lại phát triển và lan rộng trên hầu hết các tỉnh ĐBSCL, với mật số rầy nâu rất cao, diện tích bị nhiễm bệnh vàng lụi riêng tại Đồng Tháp với thiệt hại dưới 30 % là 613 ha, và trên 30 % là 2.636 ha (trong đó, phải thiêu huỷ khoảng 500 ha)…

Bệnh vàng lùn do sự phối trộn của 3 loại vi-rút

Ở Viện lúa ĐBSCL, trong những năm đó còn thiếu phương tiện, nhất là máy đọc ELISA và kháng huyết thanh của một số dòng vi-rút trên lúa như Tungro (RTSV, RTBV), Lùn xoăn lá (RRSV) Lùn lúa cỏ (RGGSV), Vàng lụi (RDV, rice dwarf virus) cho nên chỉ tiến hành thu thập mẫu bệnh và gửi sang Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI, Philippines.

Từ tháng 4/1996 đến tháng 1/1997, trong tổng số 163 mẫu gởi đi, có phản ứng dương tính với 3 loại vi-rút RTBV, RTSV (Tungro) và Lùn xoăn lá RRSV với tỉ lệ rất thấp 4 mẫu/140.

Tháng 1/2005, chúng tôi mời Tiến sĩ R.C. Cabunagan và I.R. Choi, 2 nhà vi-rút học của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) sang, kết quả phân tích cho thấy trong số 52 mẫu lúa bị bệnh, chỉ có 1 mẫu có phản ứng dương tính với RTSV (tungro) và 7 mẫu với bệnh Lùn lúa cỏ (RGSV)

Tháng 3/2006, chúng tôi có mời thêm Tiến sĩ Hong Soo Choi, chuyên về vi-rút, bộ môn bệnh cây, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Quốc gia, Suwon, Hàn Quốc cùng Tiến sĩ I. R. Choi của IRRI, sang lấy mẫu và tiếp tục thực hiện các giám định về bệnh bằng các kỹ thuật chuyên môn.

Kết quả về kháng huyết thanh cho thấy có nhiều triển vọng để có thể đi đến những kết luận bước đầu.

Kết quả mẫu bệnh vàng lùn thu thập được tại Tiền Giang do Trung Tâm BVTV Phía nam hướng dẩn và lấy mẫu, Chi Cục BVTV An Giang hướng dẩn và thu mẫu: 2 /30 mẫu có phản ứng với Tungro RTSV, 27/30 mẫu có phản ứng với Lùn lúa cỏ, 19/30 mẫu có phản ứng với Lùn xoăn lá trên cùng cây lúa bệnh.

Như vậy sau gần 17 năm xuất hiện và 10 năm nghiên cứu, cho đến bây giờ, chúng ta có thể kết luận bước đầu: Bệnh vàng lùn là một bệnh mới do sự phối trộn của 3 loại vi-rút là Lùn Lúa cỏ, Lùn xoăn lá truyền bệnh do rầy nâu và Tungro do rầy xanh truyền bệnh.

Thí nghiệm lây bệnh trở lại do Tiến sĩ I.R. Choi thực hiện tại nhà lưới IRRI với sự phối trộn của 3 loại vi-rút trên cho cùng triệu chứng như đã thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trị bệnh vàng lùn cho cây lúa

Bệnh do vi-rút gây ra là một bệnh rất khó trị và không có loại thuốc hoá học đặc trị nào như các dạng bệnh khác.

Bệnh vàng lùn mới hiện nay phức tạp hơn vì liên quan nhiều thành phần trong hệ sinh thái như: (1) Quần thể rất cao của rầy nâu, (rầy xanh) (2) Sự phối hợp của 3 loại vi-rút (xoăn lá, Lúa cỏ và Tungro) (3) Môi trường sản xuất thâm canh, nhiều vụ kéo dài liên tục, bón phân đạm cao và (4) Giống lúa nhiễm rầy, nhiễm vi-rút. Do đó cần thực hiện một số biện pháp sau:

Trước hết phải thực hiện canh tác lúa theo tinh thần “3 G, 3 T” (3 giảm, 3 tăng)

Trong đó, giảm bón thừa Ni-tơ, giảm mật độ sạ cấy, giảm sử dụng thuốc hóa học nhằm tạo thế cân bằng sinh học trên diện rộng. Đồng thời, cần bón phân cân đối tạo sức đề kháng cho cây lúa, sạ cấy thưa tạo điều kiện cho ánh sáng xuyên qua tán, sương mù sẽ tan nhanh trên lá, do nhiệt độ tăng, ẩm độ giảm trong tán tạo thế bất lợi cho sâu bệnh phát triển.

Ch

uyên gia Viện lúa ĐBSCL và chuyên gia nước ngoài thu thậpố diện tích lúa bị nhiễm bệnh vì rầy nâu có thể tiếp tục chích hút cây lúa bị bệnh và mang vi-rút phát tán đi nơi khác, cây lúa bị bệnh còn tồn tại trên ruộng sẽ là mầm móng chứa vi-rút, cày ải phơi đất sẽ diệt mầm vi-rút trong gốc rạ.

Không trồng giống nhiễm rầy, nhiễm vi-rút trên diện rộng. Gieo sạ đồng loạt trên diện rộng lớn nhằm hạn chế di chuyển của quần thể rầy. Không nên gieo trồng rãi rác có liên quan đến vụ 3, chỉ nên tập trung 2 vụ. Dịch bệnh vàng lùn phát tán có liên quan mật thiết đến thời vụ gieo sạ liên tục trên ruộng, cả không gian và thời gian.

Tăng cường sức đề kháng của lúa đối với vi-rút, sử dụng một số chất kích kháng có thể hạn chế sự phát triển của vi-rút trong cây lúa như K2HPO4, CuCl2 cho xử lý hạt, Humid acid (Risopla V) 1-1,5 kg/ha bón lót thì càng tốt.

Sử dụng thuốc hóa học có thể làm giảm mật số rầy nhưng vẫn không thể giải quyết được bệnh vàng lùn, vì sự truyền bệnh có thể xãy ra giữa rầy-và cây lúa trong khoảng thời gian rất ngắn.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh

Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

Để chứng minh cho sự thành công của công nghệ này, Kee Song đã tiến hành một nghiên cứu trong giai đoạn tháng 5-8/2013 và mời 6 công ty quốc tế trong các lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và dược phẩm tham gia một thử nghiệm nuôi 180.000 con gà tại trang trại của công ty ở bang Johor, Malaysia.

Kết quả nghiên cứu cho thấy gà được cho ăn loại khuẩn sữa riêng, vốn hay được dùng trong chế biến sữa chua và phomát, có tỷ lệ sống sót từ 98 đến 99% so với gà được cho dùng kháng sinh (95%). Gà do Kee Song nuôi cũng ít bị chứng tiêu chảy hơn.

Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh ở SingaporeCông nghệ nuôi gà không cần kháng sinh

Dù kháng sinh được các trại chăn nuôi gia cầm sử dụng rộng rãi để giúp gà có thêm sức đề kháng, nghiên cứu cho thấy một số loại vi khuẩn hoặc “siêu vi trùng” trong gà có thể nhờn kháng sinh trong dài hạn, theo tiến sĩ Chia Tet Fatt – tác giả công nghệ mới.

Công nghệ này được Kee Song Brothers Poultry và Otemchi Biotechnologies – một công ty chuyên nghiên cứu công nghệ khuẩn sữa, cùng nghiên cứu và phát triển.

Tiến sĩ Chia, cũng là Giám đốc Otemchi Biotechnologies cho biết chúng tôi muốn loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh không chỉ để giúp gà có thể khỏe mạnh hơn mà còn bảo vệ người lao động, những người đầu tiên sẽ bị nhiễm bệnh (nếu vi khuẩn xuất hiện) do họ làm việc tại các nông trại.

Kee Song hiện đã bán gà được nuôi bằng khuẩn sữa trên trang web của công ty. Sản phẩm gà đông trùng hạ thảo đang được bán tại nhiều siêu thị, được cho có thể giúp người dùng tăng cường sức đề kháng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Một nền nông nghiệp hữu cơ có thể giúp thế giới chống đói nghèo

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi.

Một nền nông nghiệp hữu cơ có thể giúp thế giới chống đói nghèo

Thực phẩm hữu cơ từ lâu được xem là thị trường nhỏ, và xa xỉ chỉ dành cho giới trung và thượng lưu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sự chuyển dịch phần lớn nền nông nghiệp sang phương thức cách tác hữu cơ vừa có thể giúp hạn chế tình trạng đói nghèo trên thế giới vừa góp phần cải thiện môi trường.

Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực” vừa diễn ra ở Rome (Italia), các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định an ninh lương thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ được bảo đảm nếu từ nay đến năm 2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những vùng chuyên canh xuất khẩu ở đây được chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ.

Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy khi quay về phương thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, người trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thường.

Theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), nền NNHC có khả năng bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường. Một nghiên cứu do Đại học Michigan (Mỹ) thực hiện cho thấy nếu thế giới chuyển sang nền NNHC sẽ tạo ra từ 2.641 đến 4.381 kilocalorie cho một người mỗi ngày so với mức sản lượng lương thực hiện nay của thế giới là 2.786 kilocalorie cho một người/ngày.

Hiện đang được ứng dụng tại 120 nước. Xu hướng này đang tăng nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Mỹ La-tinh. Trên thế giới hiện mới có hơn 26 triệu hécta đất nông nghiệp đang được quản lý sản xuất theo công nghệ hữu cơ – chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (khoảng 1-2%) trong nền nông nghiệp toàn cầu. Trung Quốc mới có hơn 1.000 công ty nông nghiệp và nông trại được chứng nhận là sản xuất bằng công nghệ hữu cơ.

Tại Ấn Độ, khoảng 2,5 triệu hécta trang trại được cấp giấy chứng nhận sản xuất sạch theo phương pháp hữu cơ. Năm 2006, thị trường nông sản canh tác bằng công nghệ hữu cơ toàn cầu ước tính đạt 40 tỉ USD, tăng khoảng 10 tỉ so với trước đó 1 năm. Riêng tại Trung Quốc, giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ tăng từ mức dưới 1 triệu USD giữa thập niên 1990 lên hơn 200 triệu USD hiện nay.

Châu Âu và Bắc Mỹ hiện là hai thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ nhiều nhất, và nhu cầu không ngừng tăng, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sạch sang các thị trường này. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là làm thế nào xác định được nông sản được sản xuất theo công nghệ hữu cơ sạch và tiếp thị chúng, ngay cả trong thị trường nội địa ở các nước đang phát triển.

Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đang giúp các nước tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nước đang phát triển hội nhập một cách hài hòa lĩnh vực sản xuất tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nông sản hữu cơ. Theo IFAD, tăng cường ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nông thôn, giúp hạn chế làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị.

Tại Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân có kế hoạch trong năm nay sẽ thành lập các câu lạc bộ nông dân sản xuất NNHC nhằm thúc đẩy việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệp và liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm rau, quả, lương thực – thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Năm qua, Hội Nông dân đã triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác NNHC trên cây rau, lúa, cam, vải và cá nước ngọt tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Công nghệ quang hợp giúp tăng năng suất lúa

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines ngày 14/1, quá trình quang hợp ở mỗi loại cây đều khác nhau.

Công nghệ quang hợp giúp tăng năng suất lúa

Việc hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp ở một số cây ngũ cốc trong đó có gạo (C3) thường diễn ra tương đối không hiệu quả. Trong khi một số ngũ cốc khác như ngô và lúa miến lại có hình thức quang hợp hiệu quả hơn (C4).

Nhà khoa học đứng đầu dự án này, John Sheehy, cho hay bằng việc chuyển đổi quá trình quang hợp lúa từ dạng thức kém hiệu quả C3 sang dạng thức quang hợp hiệu quả hơn C4 sẽ giúp nâng năng lượng lúa gạo thêm 50%. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước nhiệt đới đang phát triển, nơi gạo là lương thực chủ chốt của hàng tỷ người nghèo.

Tuy nhiên, nhà khoa học này nhấn mạnh đây là dự án dài hạn và phức tạp, do vậy sẽ phải mất một thập kỷ hoặc hơn thế nữa để hoàn tất.

Dự án nhiều tham vọng nói trên đã nhận được khoản tài trợ trị giá 11 triệu USD trong vòng năm từ quỹ Gates Foundation. IRRI đang đi đầu trong nỗ lực nâng cao sản lượng lúa gạo toàn cầu bằng cách sử dụng các công cụ phân tử hiện đại để phát triển loại gạo hiệu quả và năng suất cao hơn.

Gạo hiện là ngũ cốc chủ yếu của khoảng một nửa dân số thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Theo IRRI, trong hơn 50 năm tới, dân số thế giới dự báo sẽ tăng khoảng 50%, trong khi tình trạng khan hiếm nước sẽ gia tăng. Vì vậy, việc tăng năng suất lúa gạo là “quan trọng để đạt được an ninh lương thực trong dài hạn”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phương pháp quang hợp giúp ngành nông nghiệp phát triển

Phương pháp quang hợp mới được phát hiện giúp lúa mì phát triển nhanh và thích nghi tốt hơn với các kiểu khí hậu như nóng và khô.

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Queensland Alliance cho Đổi Mới Nông nghiệp và Thực phẩm, giáo sư Robert Henry đã xuất bản một bài báo in trên Scientific Reports, cho thấy rằng: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng.”

Giáo sư Henry cho biết: “Việc phát hiện này giúp ngành sinh học cây trồng tiến trước 1 nửa thế kỷ. Lúa mỳ có ở khắp mọi nơi trên thế giới và có số lượng nhiều hơn các loại cây trồng khác. Chính vì vậy, phát minh này chắc chắn sẽ có những đóng góp vô cùng to lớn với nền nông nghiệp. Nó có thể giúp lúa mì phát triển tốt, nhanh và cho năng suất nhiều hơn tại các vùng khí hậu mà trước kia nó không phát triển được”.

Giáo sư Robert Henry: "Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng".Giáo sư Robert Henry: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng”.

Ông cũng cho hay: “Phát minh này dựa trên một sự phát hiện sinh học vào những năm 1960 tại Công ty Colonial Sugar Refining cũ ở Brisbane”. Ngài Many cho rằng: “Phát minh này có thể giành được giải Nobel”.

Tại thời điểm đó các nhà khoa học của Brisbane cũng chứng minh được rằng : Mía và những cây thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới khác đều phát triển theo một con đường quang hợp khác nhau.

Ngài Henry cho biết: “Con đường quang hợp cổ được gọi là C3, và những thực vật với con đường quang hợp hóa học thay thế được gọi là C4. Loài thực vật C4 lấy carbon nhanh hơn và tỷ lệ phát triển cũng cao hơn hẳn, đặc biệt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới”.

Những phát hiện trước của chúng tôi không tìm thấy con đường quang hợp C4 ở hạt cây lúa mì. Nhưng ngày nay, giống như các loài thực vật, lúa mì quang hợp qua lá, và thậm chí chúng tôi còn phát hiện nó còn có thể quang hợp ở hạt.

Đây là phát hiện chưa được tìm thấy trước đó, nhưng hạt lúa mì có màu xanh lá khi bạn bóc nó ra và đây là phần cuối của cây khi chết.

Giáo sư Henry cũng cho biết thêm: “Quang hợp – quá trình thực vật lấy ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng để phát triển và sản xuất ra oxy – là quá trình sinh học quan trọng nhất trên trái đất. Những loại lúa mì gồm cả lúa gạo đều quang hợp theo đường lá C3 cũ thì ít có khả năng thích nghi với kiểu khí hậu nóng và khô”.

Hầu như, dân số tập trung nhiều nhất trên thế giới là ở những miền có khí hậu nhiệt đới và khám phá này được coi là một phát hiện quan trọng giúp ngành thực phẩm phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai.

Con đường quang hợp của lúa mì đã tiến hóa 100 triệu năm trước, khi hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển tăng đến 10 lần cao hơn so với hiện nay. Một giả thuyết cho rằng: “Carbon dioxide bắt đầu suy giảm, do đó hạt của cây lúa mì sẽ tiến hóa theo con đường C4 để bắt ánh sáng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nghiên cứu thành công thuốc diệt nấm sinh học trị bệnh thán thư

Các nhà khoa học của trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) đã nghiên cứu thành công và đăng ký bằng sáng chế một loại thuốc diệt nấm sinh học có khả năng phòng ngừa bệnh thán thư gây hại cho cây trồng.

Theo phóng viên tại Mexico, chuyên gia Leobardo Serano Carreón thuộc nhóm nghiên cứu trên, cho biết thuốc diệt nấm Fungifree AB® được bào chế từ một loại vi khuẩn tách ra từ tán lá cây xoài, hoàn toàn không có độc tính và có thể dùng thay thế các loại hóa chất tổng hợp thường được sử dụng trong nông nghiệp.

Fungifree AB® có thế sử dụng cho 20 loại cây ăn quả.Fungifree AB® có thế sử dụng cho 20 loại cây ăn quả.

Fungifree AB® có khả năng phòng chống các loại sâu bệnh cũng như giúp cây trồng tự bảo vệ và phát triển.

Loại thuốc này đã được tiến hành thử nghiệm nhiều lần với nhiều cách khác nhau trên nhiều loại cây ăn quả và kết quả rất hữu hiệu.

Fungifree AB® có thế sử dụng cho 20 loại cây ăn quả như xoài, bơ, đu đủ, cam, chanh, bưởi và quýt…

Loại thuốc này cũng đang được nghiên cứu sử dụng để phòng bệnh nấm ở cây cà phê.

Ngoài dự án này, các nhà khoa học của UNAM cũng đang tiến hành nghiên cứu kỹ thuật phân tích hình ảnh nhằm đánh giá tác hại của bệnh thán thư trên cây xoài, giúp xác định dễ dàng hơn diện tích cây trái bị ảnh hưởng bởi bệnh này.

Bệnh thán thư là bệnh nguy hiểm nhất trên cây xoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây và năng suất trái.

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, nấm bệnh phá hại trên cả lá, cành, chồi non và quả non.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nhật tạo giống lúa lá cứng, cao sản

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra một giống lúa lá cứng, giúp tăng mạnh sản lượng, giảm lượng phân bón sử dụng trên các cánh đồng.

Cụ thể là Tomoaki Sakamoto thuộc ĐH Tokyo cùng đồng nghiệp đã loại bỏ một số gien riêng rẽ ở 34 giống lúa khác nhau. Mục đích là tránh tạo ra giống chuyển gien (lấy tính trạng di truyền mong muốn từ các giống khác).

Một trong những giống đó thiếu gien OsDWARF4 – gien kiểm soát quá trình sản xuất một loại hoá chất tăng trưởng. Kết quả là giống lúa trên có lá bình thường song lại rất cứng. Loại bỏ gien OsDWARF4 cũng không ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây và chất lượng hạt lúa.

Từ lâu, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một giống lúa có lá cứng như thế. Họ tin rằng giống lúa đó sẽ làm tăng sản lượng. Lúa lá cứng cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống những chiếc lá ở phần thấp nhất của cây, đẩy mạnh tiến trình quang hợp và do đó tăng sản lượng. Lá cứng còn giúp nông dân trồng cây lúa sát nhau hơn mà không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.

Những nỗ lực trước đây nhằm tạo ra một giống lúa như vậy, bằng cách loại bỏ một số gien, đã làm kìm hãm sự sinh trưởng của lúa hoặc tạo ra những giống có chất lượng hạt kém.

Giống lúa mới còn giúp giải quyết tình trạng sử dụng quá mức phân bón. Sản lượng của nó cao hơn 30% so với lúa thông thường, song không cần có sự trợ giúp của lượng phân bón được sử dụng hàng ngày.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam