Kỹ thuật thụ tinh cho gà giống

Sau quá trình chọn giống, có thể một số con giống dù đẹp đạt tiêu chuẩn nhưng lại không thể tự thụ tinh tự nhiên để tạo ra trứng có cồ, vì vậy hiện nay các nhà khoa học đã tạo ra phương pháp thụ tinh cho gà cực kỳ đơn giản mà bà con nông dân có thể làm được. Sau đây là hướng dẫn kỹ thuật thụ tinh cho gà mái giống.

Gà khẻ mỏ

Về dụng cụ cần thiết để thụ tinh
Dụng cụ dùng vào việc thụ tinh nhân tạo rất đơn giản mà bà con có thể mua ở bất kỳ cơ sở thú y nào, bao gồm súng gieo tinh, dụng cụ hút tinh và bình chứa tinh ổn định nhiệt độ.

Cách đẩy tinh vào vòi trứng của gà mái
Theo hình trên, gà trống được đặt lên trên một cái chén để lấy tinh. Ống thủy tinh sẽ được nạp tinh sẵn, sau đó vòi trứng gà mái được đặt lên ống thủy tinh, còn người thực hành dùng chân đạp bong bóng cao su để tạo lực đẩy tinh vào vòi trứng.
Quy trình lấy tinh gà trống
Để lấy tinh gà trống cần đến 02 đền để thực hiện quá trình cho dễ dàng, tay trái luồn xuống bên dưới lườn gà và đầu gà hướng vào phía người nắm. Người còn lại nắm lấy chân gà và duỗi thẳng. Tay phải vỗ từ giữa lưng xuống đến đuôi đồng thời xoa bóp dưới vụng. Điều này thường kích thích bộ phận sinh dục khiến gà xuất tinh. Một dòng dịch nhỏ như sữa chảy ra sẽ được chảy thẳng vào chén hứng phía bên dưới.

Một số lưu ý cho bà con như sau: Lần thực hiện có thể không thu được kết quả như ý muốn. Một số con tiết cả phân và nước tiểu khi xuất tinh. Để có kết quả tốt nhất, hãy ngưng cho gà ăn uống từ 4-6 giờ trước khi lấy tinh để nguồn tinh có chất lượng tốt nhất.

Quy trình gieo tinh cho gà mái
Gà mái là loài rất nhạy cảm, vì vậy bà con cần nhẹ nhàng và chậm rãi trong quá trình gieo tinh. Cách giữ và kích thích gà mái theo cách tương tự như gà trống, khi xuất hiện vòi ở bên trái (Nó có thể hình tỏa tròn hay một nếp hoặc kẽ da), chính nó là đầu cuối của vòi trứng. Người còn lại có thể dùng ống thủy tinh để đẩy sâu vào bên trong vòi trứng khoảng 2,5cm để tinh được vào sâu bên trong hoặc dùng dụng cụ tương tự bên trên.Trên đây là cách thụ tinh cho gà giống, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp chữa cháy cho những giống gà tốt mà bị khó thụ tinh tự nhiên, để đảm bảo tốt nhất bà con nên chọn lọc nguồn con giống thụ tinh theo cách tự nhiên để đảm bảo năng suất tốt nhất.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cách xử lý mùi hôi khi nuôi gà trong hộ gia đình

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương, nhất là vùng nông thôn. bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách xử lý mùi hôi triệt để khi nuôi gà.

  1. Sử dụng đệm lót sinh học
    Điều đặc biệt của đệm lót sinh học là chế phẩm vi sinh có tác dụng tiêu hủy phân và nước tiểu, hạn chế vi khuân và ký sinh trùng. Cấu tạo của đệm lót sinh học có độ dàu khoảng 60cm gồm tro than hút ẩm, trấu và rơm cắt nhỏ trôn với chế phẩm. Sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi gà giúp khử mùi hôi hiệu quả, do chuồng khô ráo, không ruồi muỗi giảm thiểu bệnh tật cho gà.

    Đệm lót sinh học giúp khử mùi hôi

  2. Công nghệ ấu trùng ruồi đen
    Có thể nói, ấu trùng ruồi đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. Chúng có thể làm giảm khối lượng và thể tích của chất thải chỉ trong vòng 24 giờ. Chỉ với 1m2 ấu trùng có thể phân hủy khoảng 40 kg chất thải, và tạo ra khoảng 18kg ấu trùng. Một chuỗi khép kín thức ăn tạo ra cho gà vì ấu trùng ruồi đen có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao như protein (42%), chất béo (34%).
  3. Công nghệ giun đất
    Loài giun được sử dụng là loài giun đỏ, giun hổ, giun hổ đỏ. Hai loại dung sử dụng phổ biến ở nước ta chính à giun đỏ và giun quế. Điều đặc biệt là chất thải của ấu trùng ruồi đen được sử dụng để nuôi giun đỏ, khi sử dụng chất thải đó, giun đỏ có thể lớn nhanh gấp 2 – 3 lần so với nuôi trên phân ủ. Trong ruột giun chứa hàng triệu vi khuẩn hiếu khí có vai trò phân giải các sinh khối hữu cơ, hóa chất và cũng là tác nhân kích thích sinh học. Quá trình phân hủy chất thải bằng giun đỏ có thể tạo ra môi trường khí tự nhiên nhưng hoàn toàn giảm thiểu mùi hôi của chuồng trại. Đặc biệt, phân từ giun đỏ lại rất tốt cho cây trồng.

Trên đây là 03 cách thường dùng trong chăn nuôi để giúp bà con xử lý mùi hôi chuồng trại, giảm thiểu ảnh hưởng đến tác hại môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bà con cần áp dụng để tránh vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo sức khỏe cho dân cư xung quanh và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi trâu bò nhờ phế phụ phẩm nông nghiệp

Rơm rạ ở nước ta có khối lượng rất lớn nhưng tỷ lệ sử dụng trong chăn nuôi trâu bò còn rất khiêm tốn. Phần lớn chúng được sử dụng làm chất đốt (ở miền Bắc), hoặc đốt trực tiếp ngoài ruộng làm phân bón ruộng, một lượng nhỏ được sử dụng làm nấm rơm (ở miền Nam). Rơm rạ có thể sử dụng như một nguồn thức ăn chính để nuôi trâu bò cày kéo, sinh sản. Rơm rạ còn là nguồn xơ rất tốt để phối hợp với thức ăn nhuyễn, những thức ăn bổ sung đắt tiền khác trong chăn nuôi bò sữa và vỗ béo bò thịt..

Rơm rạ kềnh càng hơn và chất lượng thấp hơn thân cây bắp. Nếu chỉ cho ăn một mình rơm lúa thì gia súc chỉ ăn được một số lượng nhỏ. Rơm lúa rất giàu Kali hòa tan nhưng thiếu Canxi (Ca) có khả năng hấp thu., vì thế gia súc được nuôi dưỡng bằng rơm lúa là chính thì cần phải bổ sung thêm nguồn Ca dễ tiêu. Rơm lúa còn có thành phần lignin thấp (6-7%) nhưng thành phần Silic cao (12-16%) so với các loại phế phẩm cây trồng khác (thường có khoảng 10-12% Silic). Thành phần Silic cao là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tiêu hóa kém. Phần thân lúa được tiêu hóa nhiều hơn lá vì thế nên gặt lúa ở mức càng thấp càng tốt.

Khẩu phần chủ yếu là rơm lúa với một lượng nhỏ thức ăn bổ sung sẽ làm cho bê tăng trưởng chậm, tuổi đẻ lứa đầu lúc 4-5 năm, còi xương và bò có tỷ lệ đậu thai thấp.

Rơm rạ được ủ với 4-5% urea sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá (từ 39 lên 52%) giá trị năng lượng tăng từ 4,74 MJ lên 5,49 MJ/kg chất khô. Khả năng ăn vào cuả trâu bò với rơm ủ cũng cao hơn so với rơm không ủ (2,6kg so với 1,6kg DM/100kg khối lượng).

Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25% trong khẩu phần bò vắt sữa. Kinh nghiệm vỗ béo bò vàng ở Trung Quốc của Xiaqing Zou và CTV cho thấy có thể vỗ béo bò Vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mía (35-41%), rỉ mật  (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọïng bình quân: 866-921 gam/ngày

Khi ủ phụ phẩm nhiều xơ với urea hoặc bổ sung urea, một nguồn nitơ rẻ tiền vào khẩu phần, sẽ đảm bảo sự gia tăng tỷ lệ tiêu hoá và khả năng ăn vào của gia súc. Tiêu hoá xơ cũng được cải thiện rõ nét khi bổ sung thêm một  lượng nhỏ carbonhydrate dễ lên men như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám…

Khi sử dụng nitơ phi protein, lưu huỳnh là yếu tố giới hạn chính đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Một hỗn hợp gồm 90% urea và 10% sulphat natri (Na2SO4) làm cho tỷ lệ N/S được cân bằng. Rơm rạ thường có hàm lượng canxi, phospho và muối thấp. Việc bổ sung coban (Co), đồng (Cu) sẽ cải thiện được khẩu phần dựa trên rơm rạ. Tỷ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được cải thiện một cách đáng kể nếu bổ sung 1.5-2% urea, 10% rỉ mật và 0.5% hỗn hợp khoáng (muối, P, Ca, S)..

Phụ phẩm xay sát

Cám gạo có chất lượng rất khác nhau tùy thuộc vào quy trình xay sát. Cám gạo loại tốt thì có ít vỏ trấu nên hàm lượng xơ tổng số thấp (khoảng 6-7%) giá trị TDN khoảng 70% và protein thô từ 13-14%, Năng lượng trao đổi từ 12-12,5 MJ/kg chất khô. Cám gạo chất lượng xấu thì hàm lượng xơ có thể lên đến 20%. Cám gạo loại tốt là một nguyên liệu thức ăn rất có giá trị vói trâu bò, vì vậy giá cám gạo loại tốt cũng rất cao.

Hèm bia, bã rượu có protein thô từ 26%-32% (theo chất khô). Phụ phẩm này được sử dụng ở dạng ướt, khô hoặc ủ ướp chung với rỉ mật và axít hữu cơ. Hèm bia của các nhà máy bia của ta theo phân tích của chúng tôi có 32% protein; 18% xơ (theo chất khô); tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ đạt 68% và giá trị năng lượng trao đổi 12 MJ/kg chất khô (tương đương với cám gạo loại tốt). Hèm bia vừa giàu đạm, vừa giàu năng lượng nên từ lâu đã được sử dụng phổ biến để nuôi bò sữa. Độ ẩm cao là điều bất lợi chính trong việc dự trữ và sử dụng các loại thức ăn này.

Khô dầu là phụ phẩm  sau khi những hạt có dầu được ép vắt hoặc chế biến để lấy dầu. Thí dụ như bánh dầu dừa, đậu phộng, hạt bông vải, cao su… Protein thô của khô dầu dao động từ 20-40%. Khả năng phân giải protein và số lượng dầu phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Eùp bằng phương pháp thủ công (ép vít) hàm lượng dầu còn khoảng 10% trong khi với phưong pháp ép kiệt (trích ly) dầu chỉ còn 1%. Chất xơ cũng thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào chế biến và số lượng vỏ hạt.

Khô dầu dừa là nguồn năng lượng và protein có giá trị được sử dụng một cách rộng rãi

Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá protein của chúng thấp và thức ăn mau bị ôi khét. Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nước và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50% trong khẩu phần

Khô dầu đậu phộng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôibò thịt và bò sữa. Hàm lượng xơ thấp và không có sự hạn chế nào trong việc sử dụng cho gia súc nhai lại

Khô dầu bông vải chứa gossypol không hại đối với bò trưởng thành nhưng khả năng tăng trọng của bò sẽ được cải thiện nếu thêm sulfat sắt vào khẩu phần có nhiều bánh dầu bông vải. Có thể sử dụng 10-15% bánh dầu bông vải trong thức ăn hỗn hợp cho bê, đối với bò thịt có thể sử dụng 30%.

Hạt bông vải nguyên cũng được sử dụng để thay thế một phần thức ăn tinh. Hạt nguyên loại tốt chứa khoảng 20% dầu và 19% protein. Vỏ hạt bông vải chứa nhiều xơ (50% CF) nhưng vẫn có thể sử dụng ở mức 30% trong khẩu phần bò thịt. Thí nghiệm vỗ béo bò thịt của Lê Viết Ly đã thành công khi sử dụng khẩu phần vỗ béo có 2 kg hạt bông+ 2kg rỉ mật+ rơm ủ urea.

Khô dầu đậu nành thường đắt và được sử dụng cho gia súc dạ dày đơn. Vỏ hạt đậu nành chứa 37% CF, 12% CP và giá trị năng lượng tương đương với hạt ngũ cốc là một loại thức ăn có giá trị cho tất cả các loại trâu bò.

Một hạn chế chung trong việc sử dụng khô dầu cho chăn nuôi là hàm lượng dầu còn lại trong phụ phẩm cao nên hay bị ôi khét, thời gian bảo quản ngắn. Điểm bất lợi nữa là khô dầu dễ bị nhiễm nấm Aspergillus sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin, đặc biệt là ở khô dầu đậu phộng. Khắc phục được các hạn chế đó, phụ phẩm hạt lấy dầu là nguồn protein có giá trị trong chăn nuôi

Rỉ mật được sử dụng trong chăn nuôi để cải thiện tính ngon miệng, bổ sung một số chất khoáng. Rỉ mật còn được sử dụng như một thức ăn bổ sung năng lượng cho khẩu phần thức ăn thô chất lượng kém. Với một hàm lượng đường dễ lên men cao, rỉ mật như là một nguồn năng lượng rẻ tiền để sử dụng với các loại nitơ phi protein. Các loại khoáng cần được cân đối lại bởi vì trong rỉ mật chứa ít phospho và natri và không đủ lượng lưu huỳnh cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Hàm lượng kali trong rỉ mật cao.

Xác mì là phụ phẩm sau khi chiết xuất tinh bột  từ củ khoai mì (củ sắn). Xác mì có hàm lượng chất khô thấp (khoảng 20%), rất nghèo protein (1,5-1,6%), hàm lượng xơ thấp (10-11%, tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ rất cao (92-93%) vì vậy giá trị năng lượng trao đổi đạt tới 13MJ/kg chất khô (Đinh Văn Caỉ và cộng tác 1999). Vì vậy xác mì là một loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt cho tất cả các đối tượng trâu bò đặc biệt là vỗ béo bò thịt. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải được bổ sung protein, khoáng và vitamin vì những thành phần này trong bã củ mì không đáng kể. Nước ta là nước trồng khoai mì, nhiều nhà máy chế biến tinh bột khoai mì mỗi năm cho ra một khối lượng lớn xác mì nhưng mới sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ để nuôi trâu bò. lí do chính là khâu bảo quản và vận chuyển. Cần nghiên cứu khả năng giảm hàm lượng nước của xác mì xuống còn 60-65% để dễ dàng áp dụng các phương pháp bảo quản nhằm sử dụng hữu hiệu hơn loại phụ phẩm này.

Bã thơm chủ yếu là vỏ và lõi vì thế chứa nhiều chất xơ, năng lượng và vitamin A nhưng protein và muối khoáng thấp. Do hàm lượng nước cao nên phế phẩm này cần được sử dụng ở gần nguồn của chúng. Chúng có thể làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy. Có thể áp dụng phương pháp ủ ướp với công thức 65% bã thơm, 20% rơm lúa, 5% bột bắp, 10% rỉ mật và 1,5% urê.

Có một số yếu tố hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm làm thức ăn cho bò. Sự thu gom rất khó khăn do việc thu hoạch thủ công rãi rác ở các hộ nông dân nhỏ; việc cung cấp hầu hết là theo mùa và không đáng tin cậy lắm. Nhiều yếu tố về hóa học và vật lý cũng hạn chế việc sử dụng phụ phế phẩm cho trâu bò. Hàm lượng nước cao gây khó khăn trong vận chuyển, bảo quản và khả năng ăn vào. Một số phụ phế phẩm rất dễ hỏng do hàm lượng dầu và đường cao. Giá trị dinh dưỡng thay đổi nhiều do quá trình chế biến đơn giản và chưa được tiêu chuẩn hóa. Chúng thường xuyên bị nhiễm nấm, vi khuẩn và một số phụ phẩm có chứa độc tố đối với trâu bò. Hầu hết các phụ phế phẩm thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Có hai kỹ thuật chính để sử dụng tối đa phụ phế phẩm như một nguồn thức ăn cho gia súc:

  1. Bổ sung một cách thích hợp các chất dinh dưỡng khác để cân bằng sự thiếu hụt trong phụ phế phẩm;
  2. Cần phải được bảo quản theo các phương pháp thích hợp để kéo dài thời hạn sử dụng và để tránh hư hỏng.

Phụ phế phẩm có thể phơi khô, ủ để gia tăng thời gian sử dụng và tránh hư hỏng. Phơi nắng có thể thực hiện đối với một số phụ phẩm nhưng ủ ướp mới là phương pháp đáng tin cậy nhất. Ngoài ra, trong quá trình ủ ướp có thể bổ sung một số thức ăn khác để tạo ra một thức ăn ủ hoàn hảo, cân đối về dinh dưỡng.

Ủ rơm khô với urê

Rơm rạ khô giá trị dinh dưỡng thấp, tiêu hoá kém và trâu bò không ăn được nhiều. Bằng các phương pháp chế biến làm rơm ướt, mềm, tăng giá trị dinh dưỡng, tăng khả năng tiêu hóa và tính ngon miệng. Phương pháp thông thường nhất đang được áp dụng rộng rãi ở các nhước đang phát triển để chế biến rơm rạ cho trâu bò là ủ rơm với urea. Rơm ủ theo phương pháp này còn cung cấp cho trâu bò nguồn đạm phi protein rất có lợi cho vi sinh vật dạ cỏ, vì vậy có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa kinh tế lớn. Kĩ thuật ủ rất đơn giản

Nguyên liệu

  1. Cứ 100 rơm khô cần 40g urea và 80-100 lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1.). Tùy theo lượng rơm cần ủ mà lượng urea và nước cũng tăng theo tỷ lệ trên.
  2. Tấm nilon lớn đủ che kín hố ủ (to hay bé là tùy độ lớn bề mặt hố ủ, sao cho khí amonoac hình thành trong và sau quá trình ủ không thoát ra ngoài).
  3. Bình tưới rau để tưới nước vào rơm khi ủ.

Hố ủ

Hố ủ có thể xây bằng gạch gồm các vách: hố có ba vách, hố có hai vách cạnh nhau hoặc có hai vách đối diện. Nói chung là cần tối thiểu hai vách để nén rơm cho chặt. Có thể lợi dụng góc nhà, tường nhà làm hố ủ rơm. Nền có thể là nền xi măng, gạch hay lót nhiều lớp lá chuối hoặc nilon. Dung tích hố ủ phụ thuộc vào số lượng rơm cần ủ hay quy mô đàn bò.

Cách ủ

Urê pha vào nước theo tỷ lệ trên, khuấy đều cho tan hết, sau đó cho vào bình tưới. Cứ trải một lớp rơm mỏng (20cm) lại tưới nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại cho rơm thấm nước urê, dùng chân nén cho chặt, rồi lại tiếp tục trải một lớp rơm và tưới nước, lại nén cho chặt. Làm như thế nhiều lần cho đến khi hết rơm và hết nước. Sau đó phủ tấm nilon lên trên sao cho thật kín, không để khí ammoniac ở trong thoát ra ngoài. Những hố ủ ngoài trời cần có thêm mát tre nưa.

Lấy cho ăn

Sau 7 đến 10 ngày ủ có thể lấy rơm ra cho bò ăn, lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết cho từng bữa. Lấy xong đậy kín ngay tấm nilon lại.

Yêu cầu chất lượng rơm ủ

Rơm ủ chất lượng tốt là rơm ẩm đều, mềm, không có mốc xanh mốc trắng mọc, màu rơm vàng nâu gần với màu tự nhiên của rơm trước khi ủ, mùi khai ammoniac.

Rơm ủ thường được trâu bò thích ăn, và ăn được nhiều hơn so với rơm khi chưa ủ. Tuy nhiên một số trâu bò lần đầu tiên không chịu ăn rơm ủ urê, phải kiên trì tập cho chúng quen dần. Lúc đầu cho ăn ít, trộn chung với thức ăn khác, sau đó tăng dần lên.

Vào mùa khô không có cỏ, chúng ta hoàn toàn có thể dùng rơm ủ urea cho bò ăn tối đa (khoảng 10-12kg/ngày), bổ sung thêm muối ăn hoặc đá liếm thì bò tơ vẫn tăng trọng và bò mẹ vẫn béo mập và sinh sản tốt

Bánh dinh dưỡng

Bánh dinh dưỡng là một dạng chế biến phụ phẩm được ép thành bánh, có thêm chất khoáng và muối. Thành phần chủ yếu cuả bánh dinh dưỡng là rỉ mật. Rỉ mật vừa là chất kết dính vừa là nguồn cung cấp năng lượng, cung cấp khoáng vi lượng. Urea cung cấp nitơ cho vi sinh vật dạ cỏ. Chất độn thường là cám gạo hoặc cám mì, bã khoai mì…Đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Ngoài ra còn sử dụng chất kết dính khác như vôi, ciment. Bò ăn bánh dinh dưỡng được thêm chất dinh dưỡng, cải thiện môi trường dạ cỏ có lợi cho vi sinh vật tiêu hoá thức ăn vì vậy sẽ có hiệu qủa tốt đối với khẩu phần nghèo dinh dưỡng.

Lợi ích của bánh dinh dưỡng

  1. Cung cấp N phi protein cho vi khuẩn dạ cỏ, nhu cầu này ở gia súc nhiệt đới cao hơn gia súc ôn đới.
  2. Cung cấp rỉ mật là nguồn năng lượng dưới dạng đường dễ lên men, khoáng nên kích thích hệ thống enzym vi sinh vật dạ cỏ hoạt động.
  3. Cung cấp lượng muối,  P và S cần thiết cho trâu bò nhưng thường bị thiếu trong thức ăn nhiệt đới.

Yêu cầu chất lượng bánh dinh dưỡng

  1. Các nguyên liệu phối trôn bánh dinh dưỡng phải có chất lượng tốt, không bị mốc hay ôi khét hư hỏng để bảo đảm thành phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
  2. Độ cứng thích hợp: không vỡ khi vận chuyển (chịu nén dưới áp lực 5-6 kg/cm2)
  3. Sản phẩm không bị mốc sau 6 tháng bảo quản.

Các chất ảnh hưởng đến độ rắn của bánh dinh dưỡng

  1. Rỉ mật phải có độ Brix trên 85 (đặc). Rỉ mật càng nhiều thì độ cứng càng kém.
  2. Urê và muối ăn hút nước nên cũng ảnh hưởng đến độ cứng.
  3. Đá vôi, xi măng thường được dùng làm chất kết dính.
  4. Để bánh xốp hơn ta dùng một số chất đệm như vỏ đậu phộng xay nhỏ, bột bã mía, rơm xay, bột dây đậu phọâng.

Cách làm bánh dinh dưỡng

Dụng cụ cần thiết nhất là khuôn bánh. Khuôn làm bằng gỗ như khuôn bánh chưng, kích cỡ các chiều tùy ý ta. Có khi khuôn chỉ đơn giản là một cái tô nhưa. Khuôn này phù hợp với quy mô hộ sản xuất theo phương pháp thủ công. Sản xuất ở quy mô vừa cho nhiều bò hoặc cho nhóm hộ thì cần khuôn ép bằng sắt có khả năng nén nguyên liệu trong khuôn vừa nhanh vừa mạnh. Ngoài khuôn còn cần các thiết bị trộn, xô thùng…

Có nhiều công thức làm bánh dinh dưỡng. Công thức đang sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bò sữa như sau: Rỉ mật: 37- 40%, cám gạo: 35- 40%, urea: 5-8%, vôi: 5-7%, xi măng: 4%, Muối: 2%. Hỗn hợp khoáng 2-3%.

Trình tự phối trộn

Trước hết cân chính xác rỉ mật, urea, muối theo tỷ lệ nhất định (xem công thức ở bảng dưới). Hoà tan hết urea và muối vào rỉ mật, goị là hỗ hợp A (hỗn hợp lỏng)

Cân chính xác lượng chất độn (cám…), chất kết dính (vôi, ciment), khoáng… trộn đều tạo thành hỗn hợp B (hỗn hợp khô)

Trộn hỗn hợp A với hỗn hợp B thật nhanh, thật đều cho tới khi đồng nhất thì đưa vào khuôn ép. Quá trình này phải làm nhanh không để hỗn hợp nguôi lạnh sự kết dính sẽ kém. Sau 1 ngày bánh khô ta có thể cho bò ăn hoặc bao gói để dủng dần. Bánh dinh dưỡng làm đúng kĩ thuật đóng trong bao nilon có thể bảo quản đến nửa năm không bị mốc hay chảy nước.

Chú ý kiểm tra độ ẩm hỗn hợp bằng cách dùng tay nắm lại, nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông tay ra không bị rã rời là được.

Cách cho ăn.

Để bò liếm gặm nguyên bánh, không bóp nát, bẻ vụn hoặc hoà bánh vào nước cho bò ăn. Vì trong bánh có urea nên cần bò ăn từ từ tốt hơn là ăn một lần. Số lượng bánh cho một bò trưởng thành tùy thuộc vào lượng urea trong bánh. Nếu bánh có 10% urea thì cho ăm 1kg, nếu bánh có 4-5% urea thì cho ăn 2kg bánh cho một con/ngày. Bò tơ cho ăn ít hơn. Tuyệt đối không cho bê con ăn bánh dinh dưỡng có thể sẽ bị ngộ độc urea.

Tảng liếm hay còn gọi là đá liếm cũng làm tương tư như làm bánh dinh dưỡng nhưng thành phần khác bánh dinh dưỡng. Tảng liếm mục đích là cung cấp muối ăn và khoáng chất cho bò nên thành phần chủ yếu là muối ăn, bột xương, hỗn hợp khoáng vi lượng. Đá liếm không có urea nên cho cho tất cả các đối tượng bò và bê sử dụng.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá lóc

BỆNH XUẤT HUYẾT

Tác nhân gây bệnh :

-Do nhiều loài thuộc giống Aromonas, Pseudomonas … gây ra
-Dấu hiệu bệnh lý
-Xuất huyết da, nắp mang; đốm đỏ xuất hiện trên thân
-Xuất huyết hậu môn
-Góc vi, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ
-Xoang bụng xuất huyết nội tạng

Điều kiện phát triển bệnh :

-Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn ương giống và nuôi thịt
– Bệnh phát triển trong điều kiện cá bị sốc và chuyển mùa, thời tiết bất lợi
– Môi trường ương nuôi nhiễm bẩn, nhiều khí độc, hàm lượng oxy thấp

Phòng bệnh :

– Chọn giống tốt, vận chuyển đúng cách tránh xay xát
-Ương nuôi ở mật độ vừa phải
-Tăng sức đề kháng định kỳ bổ sung khoáng VITALET-fish và FISH C, VB12, FOLIC
– Xử lý nước định kỳ 1L VBK/1200-1500m3 nước ao cá

Trị bệnh :

-Sử dụng (1kg NOROCINE+1kg VB-COTRIM)/10 tấn cá nuôi liên tục 5-7 ngày

BỆNH LỞ LOÉT

cá lóc bị lở loét

Trong mùa lũ, các ao, hồ nuôi cá thường tích tụ nhiều phù sa, nhiễm bẩn, mùn bã, rác và các chất thải làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn những mầm bệnh cho cá nuôi. Cá lóc nuôi trong mùa lũ thường hay xuất hiện các loại bệnh do các loại kí sinh như trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn, bệnh do nhóm giáp xác gây ra. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất với cá lóc nuôi là bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Bệnh lở loét xảy ra trên cá lóc nuôi không chỉ có ở nước ta mà còn có nhiều ở các nước Đông Nam Á, các nước trong khu vực Thái Bình Dương.

Nguyên nhân :

-Những tác nhân gây bệnh cho cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí sinh trùng làm cá bị thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.

-Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).

Đặc điểm nhận biết :

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, vây và đuôi. Sau một thời gian bị bệnh cá kiệt sức và chết.

Quan sát bên ngoài cá thấy xuất hiện nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang, quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu xám tối. Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá… Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn. Giải phẫu cá sẽ thấy bóng hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.

Phòng bệnh cho cá :

Phòng bệnh có tính chất quyết định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao, bể nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng. Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch. Ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì 15 ngày/lần bằng dung dịch Vimekon (1g/1m3 nước). Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.

Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức ăn với men tiêu hóa, vitaminC, premix.

Khoa Thủy sản (ĐH Cần Thơ) khuyến cáo cách phòng trị bệnh ghẻ cá, xử lý ao nuôi bằng vôi, giữ cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết thương trên da cho cá.

Trị bệnh :

Khi cá có dấu hiệu bị bệnh cần thay 50% nước bằng nước sạch, vệ sinh xung quanh ao nuôi. Xử lý nước bằng Fresh Water với lượng 1 kg (650 gói A + 350 gói B) cho 1.000-1.500m3 nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho cá liên tục trong 7 ngày theo liều 250 g Desery + 50 ml Vime-Fenfish 2000 cho 1 tấn cá.

BỆNH TRẮNG DA

Triệu chứng :
– Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía  đầu , cá mất nhớt, bong da vây.

Trị bệnh :
– Hoà tan vôi bột : 5-10 kg/100 m2, tạt đều khắp ao : 2-3 lần /tuần.
– Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1 lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút .

BỆNH NẮM THỦY MI

Dấu hiệu bệnh lý :
Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thánh túi trắng như baông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trị bệnh :
– Dùng Xanh metylen 2-3g/m3, liên tục tạt xuống ao 2-3 lần/tuần .
– Dùng thuốc tím 2-5 ppm tắm cho cá trong khỏang 10 phút.

BỆNH DO SÁN LÁ ĐƠN CHỦ : KÝ SINH Ở MANG VÀ DA

Triệu chứng : Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở và chết , cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy.

Phòng bệnh :
– Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút.
– Thừơng xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây bẩn.

Trị bệnh :
– Dùng muối liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước (đối với cá  nhỏ), 3-4 kg/100 lít nước đối với cá lớn , tắm trong 15-30 phút.

BỆNH TRÙNG MỎ NEO

Dấu hiệu bệnh lý : Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt… của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị bệnh trùng mỏ neo ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn .
    
Phòng trị bệnh :

– Dùng lá  xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả  xuống ao với liều lượng 30 – 50 kg/1.000m2.
– Tắm cho cá bằng thuốc tím 10-25ppm trong 1 giờ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà

Lợi ích của việc trồng rau sạch trong vườn nhà, vườn nhà thường diện tích làm rau rất ít, song vườn nào cũng thu xếp tận dụng được đất để làm các loại rau.

Người có điều kiện đất đai, lao động, tiền vốn, và kỹ thuật thì làm được nhiều, có dư bán. Người chưa có điều kiện làm ít, làm rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ làm và có nhiều lợi ích như sau:

vườn rau sạch tại nhà

1. Chủ động và tươi ngon:

Rau ở vườn nhà rất thuận tiện, dễ dàng cho sinh hoạt ăn uống hàng ngày của gia đình.

Vườn rau tốt nhiều chủng loại chủ động được rau ăn liên tiếp, không lỡ rau ăn, có dư thừa được bán cũng tốt.

Rau ăn không ngon, dinh dưỡng kém là do rau thu hái để qua đêm (một ngyà, có khi nhiều ngày). Các loại rau bằng quả lấy trước 2 – 3 ngày khi bán tới người mua, có khi 5 – 7 ngày rau bị hỏng. Rau có ở vườn nhà, bữa ăn nào, lúc đó hái, hái vào nấu ăn ngay nên rau tươi ngon, không hao hụt mất dinh dưỡng nhiều.

2. Giảm chi phí, tăng thu nhập

Có rau ở vườn nhà, sẵn thu hái, không tốn tiền mua rau đồng thời cũng tiết kiệm được tiền mua các thứ khác mà ta chưa cần lắm.

Tận dụng trồng được nhiều loại rau ở vườn nhà, thâm canh tốt không những được ăn mà còn được bán ít hay nhiều thêm thu nhập cho gia đình. Như vậy, có rau ỡ vườn, sẵn rau ăn, giảm được chỉ phí, mà còn có tiền tiêu do thu nhập từ nguồn rau ở vườn nhà.

3. Không mất công đi mua

Công việc làm ở nông thôn cũng như ở thành thị lúc nào cũng có việc ở nhà, ngoài vườn hay đồng ruộng. Thiếu rau phải đi mua nơi chợ, phố gần cũng 200 – 500m, xa tơi 3 – 4km, đã di không một buổi, một ngày cũng 3 – 4 tiếng đồng hồ là ít, nhất là thời gian cáy, gặt, trời mưa, trời gió, giá rét, hay nắng, tốn nhiều công sức.

Không có rau ở vườn nhà đi mua mất công sức như vậy, công sức để chăm sóc vườn (trong đó có rau) và các công việc khác hợp lý hơn.

4. Tận dụng được sức nhàn rỗi trong gia đình

Lao động là vốn quý, song công việc gieo trồng, cấy, chăm sóc, thu hái rau ở vườn nhà luôn luôn cần có, làm rau công việc nặng như : cuốc xới, bón phân, tưới nước, song cũng có nhiều công việc nhẹ nhàng, dễ làm như nhổ cỏ, bắt sâu, tia cây, châm sóc, thu hái, làm rau

lúc nào cũng thường xuyên có việc. Công việc như vậy lao động phụ, ông bà già, học Sinh… thì giờ sáng maí, buổi chiều, lúc hết giờ làm việc ở nhà máy, các cơ quan, những ngày chủ nhật, ngày nghi phép các lao động chính còn đang làm việc ở công sỡ, nhà máy, xí nghiệp, v.v… Các thởi gian đó không bỏ lãng phí sức lao động, công sức đó được tận dụng làm các đám rau ở nhà vườn rất tiên lợi.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được nhiều thời gian lao động chính cũng như lao động phụ.

5. Tận dụng được đất đai, khoảng trồng. không gian

Đất ở vườn nhà ngoài đất ở, các công trình phụ, và các cây lưu niệm ăn quả, cây đặc sản quý khác. Đất ở vườn còn lại rất ít để dành trồng rau. Rau thường phải len lỏi, chỗ làm, tầng không gian, trồng rau leo giàn, trồng xen, trồng gối, sử dụng ánh sáng trực xạ, tán xạ, dưới bóng cây ăn quả, lựa chọn những giống rau thích hợp cho các nơi, tận dụng đất đai, ánh sáng trên.

 Trồng rau bằng chậu nhựa là một giải pháp hiệu quả.

Như vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được đất, ánh sáng, khoảng không gian các lớp không khí trong vườn, để gieo trồng tạo ra nguồn rau sạch cho gia đình và xã hội.

6. Ít tốn kém, dễ làm:

Rau ở vườn nhà rất thuận lợi cho lao động chính, phụ nhất là thời gian nông nhàn, đủ điểu kiện tích cực tham gia, tiết kiệm được thời gian, tận dụng được đất đai, ánh sáng, một bông bầu chỉ chiếm 1 – 2m đất, rau ngót, mùi tầu, lá lốt dưới tán thưa của cây ăn quả.

Vốn bỏ ra không nhiều như hom rau ngót, các giống cây gia vị hạt bầu, bí mướp, nếu trồng từ 2 – 4 bông chỉ cần độ 10 hạt, 10 cây là đủ. Nhiều giống tự để, làm, bảo quân là có niếu thiếu. Có giống đi xin cũng được như hạt mướp, hạt đậu ván. Giống dễ dàng như vậy không tổn kém mà kết quả lại cao.

Như  vậy, rau ở vườn nhà tận dụng được thời gian, khoảng trống, không gian, tiết kiệm được đất đai, đầu tư ít, không tốn kém mấy.

7. Tạo cho môi trường sạch, đẹp:

Các cây xanh xung  quanh nhà hút CÒ, thải oxi trong đó có rau làm cho bầu không khí quanh nhà trong lành.

Làm sạch rau: vườn sạch, ít sâu bọ, ruồi muỗi ít, vườn đẹp, tạo cho các thành viên trong gia đình thoải mái, thở không khí trong sạch, nên bảo đảm được sức khỏe.

Giàn bầu, giàn mướp xây quả, đám rau gia vị gần bếpm bờ giếng xanh đẹp, là cảnh vườn đẹp, tô đẹp cành nhà.

8. Đảm bảo rau an toàn, dinh dưỡng cao:

Rau ở vườn nhà là do các thành viên trong gia đình trực tiếp làm lấy: gieo, cấy, xới, xáo, bắt sâu, chăm bón tưới, không bón phân tươi, không phun thuốc sâu độc hại hay thuốc kích thích. Do đó không nghi ngờ rau có thuốc độc trừ sâum hoặc các loại thuốc khác, khi sử dụng không băn khoăn, nghi ngờ, lo lắng. Rau ở vườn nhà có nhiều dinh dưỡng như: đạm, chất béo, vitamin và các loại chất khoáng như Fe, Cu, Bo… Hàng ngày đều ăn rau, ăn đủ số lượng là chống được suy dinh dưỡng trực tiếp cho từng thành viên trong gia đình.

Như vậy rau tại vườn nhà sử dụng ăn rất yên tâm là điều kện trực tiếp chống suy dinh dưỡng cho gia đình.

9. Rau ở vườn nhà cũng là vị thuốc phòng và chữa bệnh cho gia đình:

Các loại rau trong vườn có nhiều cây, cá bộ phận như lá, quả, hạt, rễ, vỏ (hạt ầu lào, hoa kinh giới, gừng chữa ho, mô lông phối hợp với trứng gà chữa bệnh kiết lỵ, diếp cá hạ nóng…) Đa phần loại rau gia vị là các vị thuốc kết hợp với các loại khác chữa bệnh có hiệu nghiệm.

Rau ở vườn nhà sử dụng vào các bữa ăn hằng ngày. Khi có bệnh sử dụng làm vị thuốc để phòng, chữa bệnh rau diếp cá là một trong những loại cây rau có khả năng chữa bệnh.

Thiêu rau sạch là thiếu nguồn dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, là thiếu nguồn thu nhập và không tận dụng được đất đai, lao động, lãng phí về sử dụng tầng không gian, ánh sáng không khí trong vườn, chưa sử dụng hết thời gian nông nhàn.

Thuận lợi, làm rau dễ dàng và lợi ích làm rau sạch nhiều dinh dưỡng ở vườn nhà là như vậy.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật nuôi bò thịt hiệu quả

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau

  1. Giống :

Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau: Con lai của bò Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford và ngược lại, tổ chức mỡ của thịt bò Charolaise thấp hơn thịt bò Hereford. Bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là 31%, trong khi đó bò thịt Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45%.

  1. Tuổi :

Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay người ta thường nuôi bò từ 16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ.

Tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau: Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt, ít mỡ, thịt mềm và thơm ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt dai hơn và tất nhiên là không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi và ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.

  1. Giới tính :

Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực. Trong quy trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.

  1. Khối lượng lúc giết mổ :

Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, khả năng tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường và giá cả…

  1. Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo :

Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường độ cao nhất ( dưới 24 tháng tuổi ). Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ.

nuôi bò thịt

Dù vỗ béo theo phương thức nào, vỗ béo sớm hay vỗ béo muộn, đối với bò thịt trước khi giết mổ bắt buộc phải có công đoạn vỗ béo. Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện. Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò. Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng thịt sẽ cao hơn.

Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm, khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò có thớ lớn và nhiều mỡ giắt ( mỡ giữa các lớp thịt ).

Điều cần chú ý khi nuôi bò thịt

Trong và năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục và phát triển đàn bò địa phương. Ngoài ưu thế về chi phí thức ăn thấp, sử dụng thúc ăn không cạnh tranh với người, giải quyết công lao động nông nhàn. Nghề nuôi bò còn có một ưu thế quan trọng là sản phẩm cuối cùng là bê và thịt có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất, người chăn nuôi cần biết những yếu tố cơ bản sau:

Đặc điểm sinh lý :

– Với bò đực : Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 – 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tất nhất là từ 2 – 6 năm tuổi.

– Đối với bò cái : Tuổi thành thục sinh dục 18 – 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 – 70 ngày.

Chọn giống

Chọn những con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn góc và tính năng SX của đòi bố mẹ.Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam :- Giống bò nội : Bò vàng Việt Nam ( Bosindicus ) .- Giống bò lai ngoại : Con lai Zêbu ( nhóm bò Zêbu gồm các giống: Redsindhi, Sahiwal, Brah-man đỏ, Brahman trắng, Ongole ).

Chuồng trại

– Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập ( trong chăn nuôi hộ gia đình ).

– Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.

– Diện tích tối thiểu : 2,5 – 3m2/con bò thịt.

– Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thúc ăn.

– Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường chung quanh và lây lan cỏ dại.

Thức ăn :

– Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả…

– Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.

– Trong chăn nuôi bò thịt, mỗi gia đình cần dành 500 – 1.000m2 đất để trống các loại cỏ như cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây, cây bình linh… để lấy thức ăn cho bò.

Chăm sóc, nuôi dưỡng, vỗ béo

– Bò cái chửa : Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối.

– Bò cái nuôi con. Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

– Bê con : Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6. Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 – 10kg cỏ tươi, 0,2 – 0,3kg thức ăn tinh.

– Bê từ 6 – 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2-4 giờ/ngày. Nhu cầu ăn một ngày: 10 – 15kg cỏ tươi và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

– Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250-300kg lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80-90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Làm giàu từ giống bưởi quý tiến vua

Bưởi tiến Vua  là đặc sản từ thời Hậu Lê của vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa). Từ một cây bưởi tổ thường được dâng lên tiến vua, giống bưởi này được nhân rộng sang các xã lân cận. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ mạnh dạn bảo tồn và phát triển giống bưởi quý.

Phát triển giống cây đặc sản

Có nguồn gốc từ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), bưởi tiến Vua thường chín vào dịp Tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện.

cây bưởi tiến vua

Ông Lê Trí Nhạc (60 tuổi)  trồng 3 sào với gần 50 gốc bưởi, trong đó có hai chục cây tầm mười năm tuổi cho biết: “Giống bưởi quý này xưa kia được dâng lên tiến vua có mùi thơm và màu sắc rất đặc biệt khiến những ai có dịp nhìn thấy cũng không khỏi trầm trồ khen ngợi. Mỗi dịp lễ Tết hay mồng Một đầu tháng , nhiều người lại “săn” bưởi bày mâm ngũ quả nên năm nào bưởi cũng cháy hàng. Với giá 50.000 – 100.000 đồng/ quả mua tại vườn, dự tính năm nay gia đình thu gần 100 triệu đồng”.

Trong 3 năm đầu tiên, bưởi không cho trái, nếu có trái thì chủ vườn phải loại bỏ hết đi để dành chất dinh dưỡng nuôi cây. Đến năm thứ 4 thì quả bưởi mới đủ chất lượng. Mỗi cây bưởi tiến Vua cho khoảng 150 – 250 quả, có cây lên tới 400 quả thu về khoảng 3 triệu đồng/ gốc bưởi.

“Bưởi tiến Vua là giống bưởi quý nên rất cầu kì và khó tính khi chăm sóc cũng như điều kiện thổ nhưỡng. Bưởi sẽ phát triển tốt và sai quả nếu được trồng trên đất thịt nhẹ. Cần tưới nước và bón phân đều đặn như phân vi sinh, phân tổng hợp,… nhưng quan trọng nhất vẫn là phân chuồng. Thân cây rất hay bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục quả. Vì vậy, ngoài bón phân, đắp gốc, việc quan trọng là phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và khắc phục sâu bệnh cho bưởi. Tầm tháng 3 đến tháng 7, nếu lơ là chăm sóc và phun thuốc trừ sâu thì phải chặt cả cây để sâu bệnh không phát tán sang các cây khác”, ông Nhạc chia sẻ.

Bệnh vàng lá Greening ở bưởi tiến Vua hiện vẫn chưa có thuốc phòng hay chữa bệnh. Nếu cây bưởi mắc phải loại bệnh này thì phải đốt hết các cây cũ và trồng lại từ đầu. Nhiều hộ dân ở Thọ Xuân đang áp dụng cách trồng xen cây ổi để xua rầy chống cánh. Những mầm mống bệnh sẽ bị cây ổi thu hút, từ đó cây bưởi có thể tránh khỏi căn bệnh mang tính hủy diệt, gây hại trên diện rộng này.

Bảo tồn giống bưởi quýỞ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), gia đình ông Nguyễn Văn Khảm (77 tuổi) là hộ dân lưu giữ giống bưởi gốc Luận Văn, ngoài cung cấp trái cây bán ra thị trường dịp Tết, gia đình ông còn bán cây giống cho người dân khắp mọi miền có nhu cầu trồng giống bưởi quý này.Ông Khảm chia sẻ: “Từ đời ông cố của tôi, cách đây khoảng 140 năm, giống bưởi quý tiến vua này đã được trồng trong vườn. Vì là loại quả thơm ngon đặc biệt, có màu sắc khác thường nên gia đình tôi cố giữ lại đặc sản địa phương, giữ cái gốc mà ông cha để lại. Hai cây bưởi lớn trong vườn nhà tôi đã được đào mang ra lăng Bác  trồng, năm nào cũng sai trĩu quả”.“Những ngày đầu gia đình trồng cả mẫu đất nhưng cây chưa cho quả, phải trồng xen canh lạc, đậu để giữ lại giống bưởi quý hiếm vì lúc đó gia đình đang trồng cây trên đất thầu. Vì ba năm đầu chưa cho thu hoạch nên hợp tác xã cũng tạo điều kiện miễn sản, miễn thuế. Hiện nay, nhiều người biết đến giống bưởi quý này nên năm nào cũng không đủ lượng bưởi cung ứng ra thị trường”, ông Khảm chia sẻ.Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân, toàn huyện có khoảng 500 hộ trồng bưởi Luận Văn với diện tích trên 50 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thọ Xương, Xuân Bái và Xuân Lam.Vừa qua, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã về Luận Văn lấy mẫu đất ba tầng để thí nghiệm, làm rõ câu hỏi vì sao đất Luận Văn trồng bưởi thơm ngon hơn hẳn các nơi khác. Trước đó, Trung tâm Nuôi cấy mô Thanh Hóa đã tổ chức đợt tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh, phòng chống tái nhiễm bệnh ở bưởi tiến Vua cho 300 hộ trồng bưởi ở Thọ Xuân. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Thọ Xuân mở rộng và phát triển thành vùng chuyên canh giống bưởi quý tiến Vua.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Bạn đã biết gì về sản phẩm chitosan trong nông nghiệp

Cơ chế tác động của Chitosan

1.  CHITOSAN LÀ GÌ?

Chitosan là một dạng chitin đã bị khử axetyl, nhưng không giống chitin nó lại tan được trong dung dịch axit. Chitin là polyme sinh học có nhiều trong thiên nhiên chỉ đứng sau xenluloza. Cấu trúc hóa học của chitin gần giống với xenluloza. Chitin có nhiều trong các loài giáp xác như tôm, cua, ghẹ…

Đặc tính của chitosan:

  • Là polysacharide có đạm không độc hại, có khối lượng phân tử lớn.
  • Là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau.
  • Chitosan có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị.
  • Không tan trong nước, dung dịch kiềm và axit đậm đặc nhưng tan trong axit loãng (pH=6), tạo dung dịch keo trong, có khả năng tạo màng tốt, nhiệt độ nóng chảy 309 – 311oC.

2. VAI TRÒ CỦA CHITOSAN TRONG NÔNG NGHIỆP

  • Kháng virus, Kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng một số côn trùng. Do đó, nó thường được ứng dụng trong kiểm soát bệnh hại.
  • Bảo quản hạt giống, tăng khả năng nảy mầm của hạt giống cũng như cải thiện sức sống của cây trồng, hạn chế nấm bệnh gây hại.
  • Phân bón qua lá giúp cây giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu khô hạn
  • Cải tạo đất, hạn chế vi sinh vật gây hại trong đất, đồng thời kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.
  • Bảo quản nông sản sau thu hoạch.

    3.  CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHITOSAN

    Cơ chế chống bệnh hại của Chitosan chủ yếu bao gồm:

  • Hoạt tính trực tiếp chống lại mầm bệnh

Hoạt tính trực tiếp của chitosan trong việc kháng virut và viroid chủ yếu ở khả năng chitosan bất hoạt quá trình sinh sản của virut hoặc viroid. Nó thâm nhập vào mô tế bào cây, liên kết chặt chẽ với các acid nucleic và gây ra một loạt các thương tổn và gây ức chế lựa chọn. Ngay lập tức, ức chế có chọn lọc này có thể bất hoạt các mRNA mã hõa các gen cần cho quá trình điều trị thương tổn của vi khuẩn. Ngược lại, các nấm, vi khuẩn, oomycete và các côn trùng khác, chitosan tác động thông qua cơ chế gia tăng khả năng đề kháng của cây, giúp cây tiết ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn, oomycete.

  • Hàng rào vật lý quanh vị trí xâm nhập mầm bệnh

Khi chitosan xâm nhập vào mô cây, thường kết dính quanh các vị trí xâm nhập và có 3 tác động chính:

– Thứ nhất là lập hàng rào cách ly vị trí xâm nhập để tránh mầm bệnh lây lan và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khác. Tại vị trí cách ly, cây sẽ nhận biết để kích thích sự phản ứng nhạy cảm giúp tiết ra H2O2 để giúp tăng cường thành tế bào và báo động cho các tế bào bên cạnh.

– Thứ hai chitosan liên kết các kim loại khác nhau và giúp kích hoạt nhanh chóng quá trình làm lành vết thương.

– Thứ ba chitosan có điện tích dương, vi khuẩn có điện tích âm do đó chitosan kết dính với vi khuẩn gây ra quá trình rò rỉ protein và các cơ quan nội bào của vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị tổn thương nghiêm trọng và chết.

  • Khả năng tạo chelate với dinh dưỡng và khoáng chất

Chitosan có khả năng liên kết các kim loại và khoáng (như Fe, Cu) giúp tránh mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo ra độc tố. Chitosan còn tạo phức với mycotoxin (độc tố do nấm tiết ra), giúp giảm tổn hại ở tế bào chủ do độc tố nấm.

  • Chất tăng cường làm lành vết thương

Vì khả năng bám chặt vào màng sinh học và các phân tử sinh học cùng với điện tích dương, chitosan cung cấp khả năng làm lành vết thương nhanh chóng khi có tổn hại cơ học hay mầm bệnh tấn công.

Vì là chất kích hoạt, chitosan hoạt hóa quá trình tổng hợp và hình thành một loạt các protein PR và các protein bảo vệ trong đó có phenylalanine ammonia-lyase và peroxidase. Hai emzyme này giúp tổng hợp và xây dựng lên ma trận lignin và hình thành tyllose, những chất đóng vai trò quan trọng trong làm lành vết thương.

  • Kích thích cơ chế phòng thủ của cây trồng

Chất kích hoạt là các chất có khả năng kích thích các phản ứng bảo vệ khi được đưa vào các mô tế bào cây (như oligosaccharit, glycoprotein, peptit và lipit). Các chất kích thích oligosaccharit bao gồm oligoglucan, oligochitin, oligochitosan và oligogalacturonic. Khi cây trồng được tăng cường cơ chế bảo vệ sẽ chịu được sự tấn công mầm bệnh, nhanh chóng khoanh vùng tế bào bị chết và tạo ra các chất sinh hóa xung quanh tế bào bị chết. Các cơ chế này bao gồm tạo ra các oxygen hoạt tính, thay đổi cấu trúc tế bào, tổng hợp các protein kháng thể và tổng hợp sinh học phytoalexin. Chitosan là chất có khả năng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây. Khi sử dụng chitosan, cây trồng sẽ có một loạt biến đổi về vật lý và sinh lý học. Thay đổi vật lí là sẽ giảm khe hở khí không, giảm khả năng tiếp cận của nấm vào mô tế bào lá. Các tế bào bảo vệ của lá sẽ tạo ra H2O2, để phản ứng lại với sự giảm khe hở khí khổng. Nồng độ acid phenolic trong lá, đặc biệt ferulic acid sẽ gia tăng đáng kể khi gia tăng nồng độ chitosan. Nồng độ lignin trong lá cũng sẽ tăng cao. Các tiền chất của lignin như p-courmaric, ferulic acid, sinapoc acid và phenolic acid có khả năng kháng khuẩn đều bị kích hoạt bởi chitosan. Bản thân các oligogalacturonic là sản phẩm của quá trình phân giải thành tế bào cây do enzyme pectic của vi khuẩn tiết ra do đó khiến cây tạo ra cơ chế bảo vệ Ngoài ra, chitosan là thành phần tìm thấy của nhiều loại nấm. Nên khi các olgigosaccharit giải phóng khỏi chitosan sẽ giúp kích thích cơ chế bảo vệ của cây.

ThS. Lê Trường Bình – Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

 

Ngành nông nghiệp sẽ sử dụng tem để truy xuất nguồn gốc thực phẩm?

Không riêng thịt heo vừa được Sở Công thương TPHCM cho phép truy xuất nguồn gốc bằng smartphone và sẽ áp dụng thí điểm bắt đầu từ ngày mai (16/12), Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (viết tắt DAA), thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết cũng sẽ áp dụng công nghệ này trong các sản phẩm nông nghiệp.

Thông tin trên được ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA cho biết tại cuộc họp báo công bố Hội nghị “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam”. Theo ông Hùng, hội nghị này sẽ diễn ra vào ngày 18/12 tại TPHCM với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, đại sứ quán và doanh nghiệp trong nước.

“Chúng tôi sẽ kiến nghị Chính phủ cho áp dụng mô hình “tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao”, trong đó có việc ứng dụng công nghệ “Sử dụng tem thông minh DAA Stamp truy xuất nguồn gốc và kiểm soát quy trình sản xuất thực phẩm sạch, an toàn”, ông Hùng nói.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được trực tiếp học hỏi những kinh nghiệm thành công trong ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết giá trị, doanh nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân…

 Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Ngành nông nghiệp cần chú trọng áp dụng công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường

Số liệu thống kê từ DAA cho thấy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều công ty từ mô hình sản xuất nhỏ nhưng nhờ áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất tôm giống nên đã vươn lên trở thành doanh nghiệp đạt chuẩn công nghệ cao. Có doanh nghiệp sở hữu 6 cơ sở sản xuất tôm giống được đầu tư theo tiêu chuẩn công nghệ Mỹ, năng lực sản xuất tôm giống 10 – 12 tỷ con giống/năm và 30 ao nuôi tôm thịt diện tích 30 ha. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường 6 tỷ con giống và gần 1.000 tấn tôm thịt.

Không chỉ trong chăn nuôi, ngay cả một loại cây trồng ít ai nghĩ đến sẽ mang lại giá trị cao như chuối cũng đã cho… “quả ngọt”. Điển hình là một doanh nghiệp ở Long An, từ mô hình kinh doanh cá thể đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu chuối lớn bậc nhất Việt Nam và là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu chuối sang Nhật nhờ những sáng tạo đổi mới trong cách nghĩ, cách làm…

Thế nhưng, theo báo cáo phát triển Việt Nam có chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố mới đây cho thấy ngành nông nghiệp của chúng ta chưa thật sự khai thác hết lợi thế, tiềm năng.

Theo báo cáo, khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ, diện tích canh tác bình quân mỗi lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt 0,34 ha, chỉ bằng hơn một nửa (0,6-0,8 lần) so với Campuchia, Myanmar hay Philippines.

Báo cáo này cũng cảnh báo xu hướng chung gần đây cho thấy GDP nông nghiệp Việt Nam đang giảm, tốc độ tăng năng suất đang chậm lại, trong khi khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang nới rộng.

Từ những số liệu nêu trên, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam không thể “làm theo cách cũ” cần thay đổi để vượt qua những thách thức, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm Trung tâm tảo tươi của một doanh nghiệp và đánh giá cao về những nỗ lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tôm giống của công ty

 

Theo DAA, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó cần thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang lại cuộc sống khỏe mạnh, an toàn và sung túc hơn cho người dân và cung cấp cho thị trường nguồn lương thực, thực phẩm sạch.

Và thực tế, chưa bao giờ nhu cầu cần phải thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp lại cấp bách như bây giờ. Đòi hỏi người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phải hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

“Việc làm này không chỉ đơn thuần doanh nghiệp vì lợi nhuận, mà nó còn mang ý nghĩa duy trì nòi giống, tạo ra cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho con người Việt Nam, khi cung cấp cho thị trường một nguồn lương thực, thực phẩm sạch”, ông Vũ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch DAA nói.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Đà lạt sẽ là trung tâm rau số 1 đông nam á

Ngày 26/12, tin từ UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Thành ủy Đà Lạt về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, TP Đà Lạt sẽ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao toàn diện, bền vững với hướng tiếp cận đa ngành, cải thiện môi trường đầu tư… góp phần xây dựng nền sản xuất nông nghiệp Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm sản xuất rau số 1 của Đông Nam Á và cũng là điểm du lịch nông nghiệp số 1 tại Việt Nam.

 Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

Sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sẽ có khoảng 65% – 70% diện tích rau ứng dụng công nghệ cao (tương đương khoảng 7.000 ha), giá trị sản phẩm bình quân đạt hơn 350 triệu đồng/ha/năm; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4.346 tỷ đồng; trong đó tỷ lệ xuất khẩu rau, hoa chiếm khoảng 20% tổng sản lượng; xây dựng từ 3 – 5 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, Đà Lạt xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với phát triển du lịch – dịch vụ nông nghiệp, hình thành chuỗi du lịch tham quan, kết nối theo tuyến vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các điểm danh lam thắng cảnh…

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam