Công dụng mới của Xuyên tâm liên phòng bệnh cho cá

Một nghiên cứu về một loài thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời là cây Xuyên tâm liên có khả năng ức chế sự bộc phát cũng như gây hại của liên cầu khuẩn Streptococcus trên cá rô phi.

Cá rô phi, cá điêu hồng được nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ của Việt Nam tuy nhiên dịch bệnh phổ biến xảy ra trên cá chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus spp, Bệnh xuất hiện làm tỷ lệ chết lên tới 60 – 100% gây tổn thất lớn và nặng nề cho người nuôi cá.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá rô phi. Trong đó phải kể đến cây Xuyên tâm liên. Một loài cây thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trong toàn cây xuyên tâm liên có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là andrographolide. Những chất có công dụng dược học rất mạnh mẽ. Phân tích cho thấy cây Xuyên tâm liên là một loài thực vật có những hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, vì vậy cần có những liều lượng thích hợp khi bổ sung vào thức ăn của cá. Nghiên cứu trước đây của C.Balasundaram và R.Harikrishnan, 2009 từng công bố cho thấy lá cây xuyên tâm liên nghiền nhỏ trộn vào thức ăn cá với liều 0.2% giúp cá chống lại xuất huyết.

Kháng Streptococcus từ chiết xuất lá Xuyên tâm liên
Trong nghiên cứu này, sáu loại thảo mộc đã được đánh giá về hoạt tính kháng khuẩn của chúng đối với liên cầu khuẩn Streptococcus agalactiae, một tác nhân gây bệnh chính gây bệnh Streptococcosis. Mỗi loại thảo mộc được chiết xuất với 3 dung môi: nước, 95% ethanol và methanol.

Sử dụng các xét nghiệm đĩa giấy tăm bông, các chất chiết xuất từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và tỏi Allium sativum tạo ra các vùng ức chế lớn nhất (27,5 mm) và nhỏ nhất (10,3 mm), tương ứng. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất chiết xuất từ thảo dược đối với S. agalactiae cho thấy chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên A. paniculata có giá trị MIC thấp nhất (31,25 μg / mL). Chiết xuất của tỏi A. sativum là chiết xuất thảo dược duy nhất có MIC> 500 μg / mL.

Dựa trên tỷ lệ chết của cá trong 2 tuần sau khi tiêm S. agalactiae màng bụng, liều gây chết trung bình (LD50) của S. agalactiae đối với cá rô phi (Oreochromis niloticus) là 3,79 × 105 CFU / mL.

Các thí nghiệm in vivo cho thấy thức ăn cho cá bổ sung với bột lá Xuyên tâm liên A. paniculata hoặc chất khô chiết xuất từ lá Xuyên tâm liên làm giảm tỷ lệ tử vong của cá rô phi sau khi nhiễm S. agalactiae một cách rõ rệt. Ngoài ra, không có cá thể chết được tìm thấy trong nhóm cá nhận chất bổ sung xuyên tâm liên. Một dấu hiệu rất tốt và đáng ghi nhận.

Trong 2 tuần cho ăn bằng thức ăn bổ sung chiết xuất từ Xuyên tâm liên A. paniculata, không thấy ảnh hưởng xấu đến hình dạng, hoạt động hoặc phản ứng khi ăn của cá. Điều này chứng tỏ chúng an toàn đối với sức khỏe cá.

Qua đánh giá gây bệnh thực nghiệm trên cá rô phi cũng cho thấy khi bổ sung chiết xuất là Xuyên tâm liên với liều 0.3%, khả năng đề kháng của cá đối với liên cầu khuẩn Sreptococcus được tăng lên đáng kể. Nghiên cứu đã khẳng định vai trò phòng chống bệnh xuất huyết lồi mắt trên cá của một loài cây phổ biến tại Đông Nam Á. Qua đó giúp người dân hạn chế được rủi ro do loài vi khuẩn nguy hiển này gây ra.

Nguồn Trị Thủy đã được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Lưu ý khi nuôi luân canh Cá Rô Phi trong đầm trồng Rong Câu

Ở một số vùng ven biển thường trồng rong câu chỉ vàng trong các ao đầm. Hết mùa trồng rau câu có thể thả cá rô phi để nuôi. Cách làm này tận dụng được thức ăn trong ao, giúp cải tạo ao và tăng giá trị kinh tế.

Mùa vụ

Hàng năm khi độ mặn trong ao giảm thấp vào tháng 6, 7 thì rong câu bắt đầu tàn lụi, chỉ còn sót những đoạn rong già nằm lẫn trong bùn. Độ mặn trong ao, đầm thấp, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú. Tuy nhiên, nếu kết thúc vụ trồng rong câu mới thả cá hương thì đến cuối năm (tháng 10, 11) không thể thu được cá có kích cỡ thương phẩm. Do vậy, người nuôi cá cần phải ương và nuôi cá trong ao có độ mặn thấp từ tháng 4, 5 trở đi để khi chuyển ra ao đầm trồng rong câu cá phải đạt trọng lượng tối thiểu từ 30 – 50 g/con.

Ương cá bột lên cá giống cỡ 30 – 50 g/con

Ao ương bố trí nơi gần nguồn cung cấp nước ngọt và đầm nuôi có cống cấp và thoát riêng biệt.

Thời gian ương bắt đầu từ tháng 4, 5.

Mật độ ương 50 – 100 con/m2. Nếu ương ở mật độ này thì phải sử dụng quạt nước hoặc sục khí ở giai đoạn cuối chu kỳ ương.

Để hạn chế ô nhiễm nước trong ao ương, nên cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, có độ đạm từ 18 – 25%; kích thước phù hợp với miệng cá.

Cải tạo đầm rong câu trước khi thả cá

Tháo cạn ao đầm và làm sạch bờ, đáy ao. Diệt cá tạp, cá dữ bằng vôi hoặc Rotenon theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, sau khi diệt tạp phải lấy nước vào rửa ao cho hết thuốc.

Bón chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường đất và hạn chế các vi sinh vật gây bệnh bằng các sản phẩm chế phẩm đảm bảo chất lượng.

Gây màu nước (tảo) bằng các chế phẩm sinh học. Có thể dùng phân gà 100 – 200 kg/ha nhưng phải ngâm trước trong các thùng, sau đó chiết lấy nước té xuống ao.

Thả giống và chăm sóc

Thả giống mật độ 1 – 3 con/m2. Đảm bảo mức nước trong ao đạt từ 1,2 – 1,5m. Lưu ý: duy trì độ mặn luôn nhỏ hơn 10‰ vì độ mặn cao cá sẽ chậm lớn.

Duy trì độ pH trong ao từ 7,5 – 8,5. Quản lý tốt lượng thức ăn sử dụng để tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.

Cuối chu kỳ nuôi (sắp thu hoạch) có thể cho cá ăn thêm thức ăn tươi sống để cá lớn nhanh, chắc thịt.

Phòng bệnh

Cá rô phi nuôi trong ao đầm nước lợ nếu thực hiện tốt phương pháp phòng trị như: cải tạo ao, quản lý môi trường, chăm sóc,… đúng kỹ thuật sẽ hạn chế và phòng ngừa được bệnh cho cá.

Cá cũng có thể mắc các bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm. Đối với bệnh do virus thì chưa có thuốc chữa, nên phòng ngừa vẫn là chính. Các bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể dùng vôi và một số loại thuốc, hóa chất để trị bệnh.

Nguồn: Thủy sản Việt Nam được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Sử dụng chất nhầy để phát hiện TiLV trên cá rô phi

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan đã xác định được con đường lây truyền của mần bệnh Tilapia Lake Virus(TiLV) và sử dụng chất nhầy để phát hiện mần bệnh mà không gây chết cho cá.

Cá rô phi nuôi

Tilapia Lake Virus (TiLV) là một loại virus gây bệnh trên cá rô phi đang nổi lên gần đây ở nhiều quốc gia trong đó có Israel, Ecuador, Colombia, Ai Cập và Thái Lan.

Tuy nhiên, ít có thông tin và hiểu biết đến về con đường lây truyền của virus trong quần thể cá. Trong nghiên cứu này, TiLV đã được phát hiện trong các mẫu gan và chất nhầy từ cá rô phi đã chết bằng cách sử dụng phản ứng chuỗi polymerase định lượng ngược và cách ly virus trong nuôi cấy tế bào.

So sánh phát hiện virus trong gan và chất nhầy của các mẫu cá bệnh cho thấy chất nhầy có thể được áp dụng để chẩn đoán TiLV và virus này trong chất nhầy vẫn còn có khả năng gây bệnh và là nguyên nhân của hiệu ứng bệnh biến trong tế bào.

Cá khỏe mạnh sống chung với cá có chứa TiLV làm cho tỷ lệ tử vong tích lũy của cá lên tới 55,71% cho thấy tiếp xúc trực tiếp với cá bệnh là nguyên nhân lây bệnh.

Đáng chú ý là các gen RNA TiLV đã được xác định trong chất nhầy của cá khỏe mạnh khi tiếp xúc với cá bệnh sớm nhất là 1 ngày nhiễm bệnh và virus được phân lập từ các mẫu chất nhầy thu được ở 5 ngày nhiễm bệnh.

Tỉ lệ tử vong tích lũy của cá sống chung được ghi lại hằng ngày.

Sự hiện diện của TiLV đã kéo dài đến 12-14 ngày bị nhiễm bệnh trong chất nhầy, gan và ruột của cá sống chung.

Sự phát hiện TiLV trong chất nhầy của các mẫu cá bệnh và cá khỏe sống chung cho thấy lây truyền qua tiếp xúc (truyền ngang) là con đường lây lan chính của TiLV trên cá.

Quan trọng hơn, nghiên cứu này cho thấy rằng chất nhầy có thể được sử dụng để lấy mẫu để phát hiện TiLV mà không gây chết cho cá.

Nguồn: Sciencedirect được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGap

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Thái Bình tổ chức hội thảo “Sơ kết dự án xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2016 – 2017”.

Hiệu quả kinh tế tăng 15% so với ngoài mô hình

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: “Năm 2017, mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP được triển khai tại 7 tỉnh, thành phố trên diện tích 21ha với 24 hộ dân tham gia. Đáng mừng là không có hộ nào nuôi cá bị dịch bệnh”.

Thực tế cho thấy dự án phát triển nuôi cá rô phi theo VietGAP bước đầu tạo cho người nuôi thay đổi tư duy về nuôi trồng thủy sản bền vững, nhận thức được những lợi ích thực sự thiết thực, đó là giảm chi phí thức ăn, hóa chất và công lao động; giảm dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng tỷ lệ sống của cá; thời gian nuôi ngắn hơn và chất lượng sản phẩm cao hơn, dễ tiêu thụ hơn.

Phát triển nuôi cá rô phi theo chuẩn VietGap

“Năm 2015 diện tích nuôi rô phi cả nước đạt 21.000ha; sản lượng 150.000 tấn, trong đó đã xuất khẩu đi 60 nước, kim ngạch xuất khẩu trên 36 triệu USD. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP), dự kiến năm 2017 sẽ xuất khẩu được 45 triệu USD sang 68 thị trường (chủ yếu EU và Mỹ), tăng 32% so với năm 2016 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những thời gian tới”, ông Tiêu nhấn mạnh.

Ông Tiêu cho biết thêm, năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 5 tỉnh, thành: Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An.

Qua đánh giá cho thấy mô hình đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như tỷ lệ sống 79,8/70%; năng suất đạt 17,2 tấn/ha (tăng 15,7%); kích cỡ thu hoạch đạt trung bình 720gr/con (đề ra là 650gr/con, vượt 10,3%). Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 15% so với ngoài mô hình. Sau khoảng gần 6 tháng nuôi cho thấy, mô hình đạt sản lượng 256 tấn; năng suất 17,2 tấn/ha, sau khi trừ toàn bộ chi phí mô hình cho thu lãi hơn 1,4 tỷ đồng, bình quân lãi 94,8 triệu đồng/ha.

Ông Bùi Văn Trụ, Phó phòng Chăn nuôi thủy sản (Trung tâm Khuyến nông Thái Bình) cho hay, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Thái Bình đã mở ra một hướng đi mới cho sự phát triển về nuôi cá rô phi trong khu vực nuôi thủy sản nước ngọt, giúp ổn định khâu tiêu thụ sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ngoài ra, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm thành công, giúp người nuôi phát triển bền vững như có thị trường tiêu thụ ổn định, hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy, khả năng mở rộng thị trường là rất lớn. Dự kiến khoảng 20ha.

Cũng theo ông Trụ, mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm đã hạn chế được dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Cá rô phi theo VietGAP an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau 6 tháng nuôi, mô hình đã đạt được một số chỉ tiêu kỹ thuật như trọng lượng trung bình trong suốt quá trình nuôi các chủ hộ đã tuân thủ quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn.

“Đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục cho thực hiện mô hình ở tiểu vùng sinh thái khác trong giai đoạn 2018 – 2020 để khẳng định khả năng và hiệu quả của mô hình”, ông Trụ đề nghị.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Ngô Duy Tuấn (xã Thái Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết, tham gia mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP, gia đình ông luôn được sự giúp đỡ của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Sau một thời gian nuôi, lợi ích rất rõ ràng, nhất là hiệu quả kinh tế cao hơn, tiêu thụ sản phẩm được liên kết với doanh nghiệp bao tiêu…

Theo Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS ngày 5/6/2016 của Bộ NN-PTNT về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cá rô phi đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta đạt 33.000ha; cá lồng đạt 1,5 triệu m3, sản lượng nuôi đạt 300.000 tấn, trong đó 50 – 60% được xuất khẩu. Đến năm 2030 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước ta đạt 400.000ha; cá lồng đạt 1,8 triệu m3, sản lượng nuôi đạt 400.000 tấn, trong đó 50% được xuất khẩu.

Theo nhanong.com.vn được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam.

Phòng trị một số bệnh ở cá rô phi

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất nuôi thâm canh cá rô phi là quản lý tốt sức khỏe vật nuôi. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu ấm áp để sản xuất cá rô phi hướng tới mục tiêu xuất khẩu nhưng đồng thời đó cũng là môi trường cho bệnh tật phát triển. Tuy là loài cá nuôi bị sốc với biến đổi của môi trường và có khả năng kháng một số bệnh nhưng trong quá trình ương nuôi cá giống và nuôi cá thương phẩm thường gặp một số bệnh sau:

Bệnh xuất huyết


Tác nhân gây bệnh:
Cầu khuẩn Streptococcus sp, Gram dương.
Dấu hiệu bệnh lý:
Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to.
Phân bố và lan truyền bệnh:
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt. Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh. Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh an toàn.
Phòng trị bệnh:
Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1-2kg/100m3, 2 – 4 lần/tháng.
Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 – 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 – 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày.

 Bệnh viêm ruột


Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm.
Dấu hiệu bệnh lý:
Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn Streptococcus sp. Bệnh tích điển hình ruột trương to,chứa đầy hơi.
Phân bố và lan truyền bệnh
Thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
Phòng trị bệnh
Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 – 12 g/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc KN-04-12.

Bệnh trùng bánh xe
Tác nhân gây bệnh:
Một số loài trong họ trùng bánh xe Trichodinidae như : Trichodina centrostrigata, T. domerguei domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T. orientalis, Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa, T. clavodonta.
Dấu hiệu bệnh lý:
Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội mất phương hướng. Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
Phân bố và lan truyền bệnh
Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá giống, là bệnh ký sinh đơn bào nguy hiểm nhất của giai đoạn này. Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai đoạn cá thịt. Khi ương cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tỷ lệ chết cao 70-100%. Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước 25-30 độ C.
Phòng trị bệnh
Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g cho 1 m3 nước). Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao.

Bệnh trùng quả dưa
Tác nhân gây bệnh: trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis.
Dấu hiệu bệnh lý: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (người nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhót . Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt.
Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi lưu qua đông ở miền Bắc hoặc nuôi trong nhà, thường bị bệnh trùng quả dưa làm cá chết hàng loạt. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa đông.
Phòng trị bệnh
– Dùng xanh malachit phun trực tiếp xuống ao hoặc bể kính với nồng độ 0,1- 0,3 ppm 2 lần/tuần.
– Cá nuôi lồng vào mùa phát bệnh thường xuyên treo xanh malachit trong lồng, liều lượng 5g/10m3 lồng.
– Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3), 2 lần/tuần.

Bệnh sán lá đơn chủ


Tác nhân gây bệnh: sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus, Gyrodactylus niloticus
Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá, làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang có sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
Phân bố và lan truyền bệnh
Cá có thể bị bệnh khi ương giống với mật độ dày và có thể gây chết hàng loạt trong giai hoặc bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
Phòng trị bệnh
– Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút
– Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30 phút
– Dùng formalin nồng độ 200 – 250 ppm (200 – 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20 – 25 ppm (20 – 25 ml/m3) phun xuống ao.

Bệnh rận cá
Tác nhân gây bệnh: rận cá Caligus sp.
Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm cá chết hàng loạt. Cá bị Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
Phân bố và lan truyền bệnh
Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi nuôi mật độ dày, rận cá ký sinh đã gây chết hàng loạt ở các đầm nước lợ hoặc nước ngọt.
Phòng trị bệnh
– Dùng KMnO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm (1g/m3) phun xuống ao.
– Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Xử lý ao nuôi tôm không dùng hóa chất

Có 3 cách cơ bản nhất để xử lý ao nuôi tôm như sau :

1. Nuôi cá rô phi và rong biển

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Phú Yên thì: chất lượng nước trong các ao nuôi tôm không thả cá rô phi và rong câu thường có sự biến động lớn về các thành phần như nitơ, phốt pho, chlorophyll-a… Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho một số loại tảo và vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh làm cho lượng oxy trong ao giảm nhanh chóng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm nuôi.

Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia thuỷ sản đã nghiên cứu và khuyến cáo người nuôi tôm nên thả cá rô phi với mật độ 3- 4 con/m2 cùng với 300 gam rong câu/m2 cho mô hình trang trại nuôi tôm có ao xử lý nước thải riêng biệt. Với mật độ đó, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa cùng với các chất vô cơ cho kết quả cao nhất. Qua đó, nồng độ nitơ, phốt pho luôn được kiểm soát ở mức tốt nhất.

2. Phương pháp xiphông đáy

Ưu điểm của phương pháp này là có thể hút hết những chất hữu cơ bị phân huỷ dưới đáy ao nuôi tôm, làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước, kéo dài thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sử dụng hoá chất trực tiếp để xử lý nền đáy.

Phương pháp xi phông đáy ao phổ biến trong nuôi tôm

 Máy xi phong di động:

** Thường dùng cho ao:

Ao không có hố xi phong. Ao có diện tích lớn (trên 2500m2), dùng được cho ao có đáy không bằng phẳng.

Thường sau 2-3 tháng thả tôm nuôi, khi đáy ao tích tụ nhiều chất thải, các yếu tố môi trường có dấu hiệu vượt ngưỡng cho phép trong ao nuôi, thì có thể tiến hành xi phông đáy ao.

Cách lắp đặt và vận hành:

Dụng cụ để xử lý xi phông là 2 ống nhựa PVC có đường kính 10-20 cm. Dài 1-1,2 m nối với nhau thành chữ T ở đoạn trên đầu chữ T khoan nhiều lỗ nhỏ (kích thước cỡ con tôm trong ao nuôi). Phần cuối chữ T đấu nối vào đầu hút nước của bơm ly tâm (có cánh quạt hút nước). Bơm ly tâm được nối với trục nối dài của moteur hay động cơ nổ dùng xăng. Hiện nay có nhiều loại máy bơm trên thị trường người nuôi có thể sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này:

Có thể hút được bùn của chất thải đồng thời tránh cho tôm bị hút vào khi bơm ly tâm hoạt động. Bùn và chất thải theo đầu chữ T và thoát ra ngoài theo ống thoát nước của bơm ly tâm.

Dùng được cho nhiều ao, dùng được cho ao có diện tích lớn.

Máy xi phong đáy ao đặt trên bờ

** Áp dụng cho:

Ao có hố gom chất thải, có thể dùng cho ao đất nhưng phải lót bạt phần hố xi phong hoặc ao nuôi lót bạt.

Thiết kế ao nuôi:

Đào một hố sâu khoảng 80 cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt được cuộn vào thanh tre và chôn sâu khoảng 20 cm. Việc chỉ trải bạt hố xi phông không quá tốn kém mà vẫn hút sạch hoàn toàn chất thải nên công dụng không kém hố xi phong của ao trải toàn bộ bạt đáy.

Đặt một mô tơ khoảng 2 – 3 HP trên bờ, lắp một ống PVC hoặc ống gân đường kính 60 nối từ mô tơ đến giữa ao để giúp bơm chất thải ra ngoài. Ống này nên đặt nổi cách mặt nước 20 – 30 cm, dùng tầm vông để đỡ ống. Phần đầu hút xi phông gắn vào ống gân mềm để dễ vận hành di chuyển toàn bộ khu vực hố. Phần chất thải đi từ mô tơ đến ao thải có thể dùng ống mềm (ống vải) để dễ cuộn lại, sử dụng cho nhiều ao. Nếu 2 ao tôm cạnh nhau có thể thiết kế chung một mô tơ đặt trên bờ chung để sử dụng cho 2 ao.

Vận hành:

Khi bơm nước vào ao, nên bơm đầy hố xi phông ở giữa ao trước, sau khi bơm đầy hố, áp lực nước từ trên xuống sẽ ép bạt dính chặt xuống đáy và xung quanh hố khiến bạt không bị phồng lên. Có thể tiến hành hành xi phông cho ao khi tôm đạt kích cỡ từ 2 g trở lên.

Dùng thuyền hoặc phao ngồi trên để di chuyển đầu xi phông toàn bộ hố. Nếu tiến hành xi phông hằng ngày, đáy ao sẽ không bẩn thì hoàn toàn có thể lội xuống đứng dưới ao xi phông mà không ảnh hưởng gì và cũng dễ kiểm tra mức độ sạch bẩn của đáy ao.

Nên xi phông mỗi buổi sáng, thời gian xi phông chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi hố, điều này sẽ hạn chế được rất nhiều chất thải lắng tụ ở đáy ao, giúp duy trì chất lượng nước và đặc biệt giảm được lượng vi sinh cần thiết; hoặc cũng với lượng vi sinh tương tự, nhưng hiệu quả của vi sinh được tốt hơn vì lượng chất thải trong ao ít hơn. Phần nước hao hụt mỗi lần xi phông khoảng 2% nước sẽ được bơm bù lại từ ao chứa đã được xử lý.

 Xi phông nhờ van tự động

** Áp dụng hiệu quả với:

Ao nhỏ diện tích dưới 2500m2

Ao có hố xi phong, ao lót bạt cả ao hoặc đổ bê tông cho hố.

Với ao nuôi có đáy ao cao hơn hệ thống thoát nước và kênh xử lý chất thải.

Cấu tạo hố xi phong:

Với hệ thống này không cần sử dụng động cơ bơm ly tâm vì áp lực nước sẽ đẩy chất thải ra ngoài đáy ao hệ thống cống rảnh mà không cần bất kỳ lực tác động.

Hố xử lý chất thải phải đủ rộng để gom chất thải và thường có dạng chóp nón.

Từ miệng hố đến đáy hố cách nhau 50cm và đường kính 2m cho ao 2000m2- 2500m2

Giữa hố có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75 có bịt lưới đầu ống đủ để hút bùn đáy và ngăn tôm lọt qua ghép nối với đường ống hút nên chôn dưới lòng đất để không bị ảnh hưởng lúc cải tạo cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải.

Cuối vụ cần hút sạch bùn trong đường ống tránh tình trạng bùn đọng trong ống lúc phơi khô ống sẽ bị tắc nghẽn.

Tùy theo mật độ tôm nuôi và lượng chất thải trong ao mà sắp xếp lịch xi phong đáy ao cho phù hợp.
Một ngày rút 2 hoặc 3 lần mỗi lần chỉ 1-2 phút. Sau đó phải bù lượng nước đã mất cho ao tôm.

3. Xử lý nước bằng tia cực tím

Hệ thống bao gồm một bể tràn là bồn chứa khoảng 350 lít, 10 bóng đèn tia cực tím, máng nước bằng nhôm hoặc bằng nhựa, nguồn điện phân, lưới lọc và nguồn điện có công suất 1.000W lấy từ nguồn máy nổ sục khí. Khi hút vào bể tràn, nước sẽ được nén và đi qua lưới lọc rồi chảy vào máng, nơi lắp đặt hệ thống đèn chiếu tia cực tím và nguồn điện phân.

Nhờ cách lắp đặt đèn và hệ thống làm xáo trộn, nước sẽ được tiếp xúc với đèn tia cực tím, cộng với nguồn điện phân sẽ diệt số lượng lớn vi khuẩn trước khi vào ao nuôi. Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên, kết quả thí nghiệm rất khả quan với khả năng diệt khuẩn là 85%, cụ thể mẫu nước chỉ còn lại 500 cá thể so với 3.800 cá thể vi khuẩn ban đầu.

Cả ba phương pháp này đều không sử dụng hoá chất trong ao nuôi góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng và yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu hiện nay. Cách thức và phương pháp sử dụng đơn giản nhưng cho tôm nuôi thương phẩm đạt chất lượng cao, không có kháng sinh, giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích cá rô phi trong ao tôm

Môi trường vùng nuôi xuống cấp sau nhiều năm nuôi liên tục, quy trình nuôi thâm canh tăng mạnh thì ít nhất giải pháp này sẽ góp phần giảm bớt lượng thuốc, hóa chất đưa xuống ao nuôi, cá rô phi còn giúp giảm áp lực khí độc dưới đáy ao nuôi tôm, như các nhà khoa học nhận định: “cá rô phi là máy lọc nước sinh học” cho ao nuôi tôm.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm – Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Môi trường xuống cấp nghiêm trọng, ở đây nhiều bà con trong hiệp hội cũng đã nuôi cá rô phi ghép trong ao nuôi, lấy nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thời gian vừa qua bà con làm rất hiệu quả. Tuy nhiên đây là biện pháp nuôi để ổn định môi trường, hạn chế thuốc hóa chất nhất là môi trường nước trong ao rất tốt, ít tốn chi phí để xử lý”.

Khi môi trường vùng nuôi thâm canh, tăng vụ với quy mô hơn 30.000 ha, canh tác mang tính chuyên canh nhiều năm liên tục đã gây ra tình trạng suy thóai, môi trường ao nuôi thì biện pháp nuôi cá luân canh, nuôi ghép cá rô phi trong ao là giải pháp khắc phục môi trường ao nuôi hữu hiệu trong giai đoạn này.

KS Trần Hoàng Dũng – Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề cho biết: “Ngoài con cá rô phi thì cá kèo, cá chẻm,… có thể nuôi để rồi sau đó lấy nước để nuôi tôm.

Chúng ta có thể nuôi một vụ cá kèo, cá chẻm sau vài tháng thì lấy nước vào ao nuôi rất hiệu quả. Tuy nhiên cá chẻm chi phí nuôi rất cao nên tốt nhất là nuôi cá rô phi để lấy nước nuôi tôm là tốt nhất, dễ làm nhất”.

Thạc sĩ Lâm Ánh Tiên – Phó Trưởng Phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết thêm: “Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được hình thức nuôi cá phi trong ao, nuôi lồng, nuôi cá lấy nước nuôi tôm thì lợi ích khá lớn vì nguồn nước này có chứa các loại vi khuẩn có lợi.

Nuôi cá rô phi trong ao lắng là một phương pháp vệ sinh nước trước khi nuôi tôm, giảm bớt tối đa sự phát sinh mầm bệnh xảy ra trong ao tôm. Theo thống kê thì ao nuôi cá rô phi có màu nước tốt, ít tảo tàn, môi trường ổn định. Cá rô phi có khả năng làm xanh nước, giảm sự phát triển vi sinh vật. Nhiều nhà khoa học cho rằng lấy nước nuôi cá rô phi phục vụ nuôi tôm có lợi ích khá lớn, vì nguồn nước này chứa vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, cá rô phi còn sử dụng xác tôm, cá, động vật thủy sản chết, từ nguồn nước lấy vào hệ thống ao lắng, nhằm hạn chế sự phát tán của sinh vật gây bệnh từ ngoài vào hệ thống nuôi. Như vậy, nuôi cá rô phi trong ao lắng để có nguồn nước chất lượng tốt, dùng trong ao nuôi tôm hạn chế tối đa sự phát triển mầm bệnh.

Nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) đã xác định cá rô phi giúp thiết lập hệ sinh thái vi sinh trong nước với các quần thể tảo và vi khuẩn cân bằng. Trong một hệ sinh thái vi sinh cân bằng như vậy, vi khuẩn gây bệnh ít có cơ hội phát triển đến đủ mật độ có thể gây bệnh cho tôm. Vì vậy, nuôi cá rô phi trong ao lắng trước khi bơm vào ao nuôi có thể đem lại tác dụng phòng bệnh tích cực, giúp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Nuôi ghép cá phi sẽ làm giảm các độc tố đáy ao tôm, như khí NH3 gây ô nhiễm nền đáy ao. Mặt khác khi lấy nguồn nước này thì các chất lơ lững trong ao nuôi rất hạn chế, có lợi cho nuôi tôm”.

Lợi ích từ quy trình luân canh để lấy nước từ ao nuôi cá sang nuôi tôm, hình thức nuôi ghép, nuôi đăng quầng… đã khẳng định được tính hiệu quả, song hình thức này cũng chỉ phù hợp với mật độ thấp, còn đối với quy trình nuôi tôm thâm canh hiệu quả nhất cũng chỉ ở mật độ 30 – 40 con/m2 là thích hợp.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thủy lợi vừa giữ vai trò cấp nước vừa thoát nước như hiện nay thì xu hướng nuôi tôm an toàn sinh học là hướng phát triển trước mắt đối với vùng nuôi tôm giai đoạn hiện nay.

Những ao lắng được nuôi cá rô phi, những đăng quần giữa ao nuôi, nuôi ghép cá rô phi trong ao tôm xuất hiện ngày càng nhiều là một tín hiệu đáng phấn khởi trước xu thế nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh tăng nhanh như hiện nay.

Nguồn: Tomvang được kiểm duyệt lại bởi Farmtech VietNam.

Cá rô phi có chất gây ung thư hay không?

Một số bài báo lưu hành trên web khẳng định cá rô phi có thể có nhiều chất gây ung thư đặc biệt là dioxin. Tuy nhiên cá rô phi không tìm thấy có chứa chất dioxin hoặc các chất gây ung thư khác.

Hiện có nhiều lo ngại cho rằng cá rô phi chứa hàm lượng các chất gây ung thư như dioxin nhiều gấp 10 lần các loài cá khác. Nguyên nhân được quy cho cá ăn nguồn thức ăn không đảm bảo. Tuy nhiên, kết quả phân tích trên cá rô phi cho thấy cá rô phi không chứa chất gây ung thư nào và hàm lượng dioxin trong cá rô phi hoàn toàn không có.

Fitzsimmons thuộc trường đại học Arinoza cho rằng cá rô phi ăn chủ yếu là tảo và thực vật thủy sinh trong tự nhiên, do đó thức ăn cho cá rô phi chủ yếu có nguồn gốc thực vật. Do đó, trong chuỗi thức ăn thì thức ăn của cả rô phi thấp hơn các loài cá ăn thịt khác như cá hồi.

Dioxin là chất tích lũy sinh học, một trong những chất có khả năng gây ung thư. Do đó, trong chuỗi thức ăn thì nồng độ dioxin càng lên cao thì tích lũy càng nhiều. Điều này cho thấy hàm lượng dioxin ở các loài cá ăn thịt như cá hồi, cá vược phải cao hơn nhiều so với cá rô phi, cá da trơn và tôm.

Kết quả phân tích hàm lượng các chất gây ung thư trong đó có dioxin trên cá hồi, cá bơn, cá rô phi, cá tra và tôm của nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Wageningen chỉ ra rằng “các loài ăn thịt chứa hàm lượng các chất gây ung thư cao hơn so với các loài ăn thực vật”. Hàm lượng các chất này trong cá rô phi, cá tra, và tôm là tương đương và thấp hơn nhiều so với cá hồi và cá bơn.

Phân tích mẫu cá rô phi nhập khẩu tại Mỹ cho thấy hàm lượng các chất có thể là nguyên nhân gây ung thư bao gồm mercury, cadmium và arsenic đều nằm trong ngưỡng an toàn cho người tiêu dùng.

Kết quả thống kê trên nhiều nghiên cứu cho thấy không có cơ sở khoa học cho nhận định ăn cá rô phi có thể là nguyên nhân gây ung thư. Hơn thế nữa nhiều nghiên cứu còn chỉ ra lợi ích của việc ăn cá rô phi.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Nuôi tôm trên cạn: Mô hình tương lai

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển giúp chúng ta phát minh ra những mô hình mới hiện đại và không tưởng. Nuôi tôm trên cạn hứa hẹn là một là một mô hình tương lai đầy hứa hẹn thay đổi diện mạo ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu vì tính bền vững và hiệu quả.

Một số nước trên thế giới đã thực hiện mô hình này và có những kết quả tốt như: công ty Blue Oasis, trang trại Karlanea Brown…của Mỹ, Công ty Camanor Produtos Marinhos Ltda của Brazil

Nuôi tôm trên cạn tại Mỹ

Trại nuôi tôm trong nhà của Blue Oasis có hệ thống kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ

Bắt đầu nuôi tôm siêu sạch trên cạn cách đây 5 năm, đến nay, Công ty Blue Oasis đã tạo dựng tên tuổi trên thị trường tôm Las Vegas bằng những sản phẩm sạch và bền vững nhất.

Trại nuôi tôm của Blue Oasis Pure Shrimp được xây dựng trên mảnh đất khô cằn giữa hoang mạc Mojave, cách Las Vegas 30 dặm. Mỗi lứa, trại nuôi hàng ngàn tôm thẻ giống Thái Bình Dương bằng bể chứa nước mặn trong nhà kín có hệ thống kiểm soát nhiệt độ hiện đại. Nhiều người từng nghĩ, mô hình này quá viển vông và mạo hiểm vì Majave không phải là mảnh đất thích hợp để nuôi trồng. Tuy nhiên, Kevin McManus, Giám đốc diều hành Blue Oasis khẳng định trại nuôi tôm sẽ thành công nhờ công nghệ nuôi hiện đại, độc đáo. Đối tượng khách hàng mà Công ty nhắm tới là các chuỗi nhà hàng, khách sạn hạng sang ở Las Vegas. Với khách hàng này, giá cả không phải là điều tiên quyết, mà tôm phải đảm bảo 3 tiêu chí: bền vững, sinh thái và nội địa.

Nói về quy trình, Kevin chia sẻ: Trại chỉ nuôi tôm trong 120 ngày nhưng luôn kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ 800F. Tôm được nuôi bằng hỗn hợp tảo biển và đạm thủy sản, tối đa 12 cữ ăn/ngày; năng suất trung bình 450.000 pound/năm. Blue Oasis tái sử dụng toàn bộ nguồn nước trong quá trình nuôi để tiết kiệm nước tối đa. Công ty sẽ mở rộng trại nuôi tôm ở New York, Dallas, Chicago và những thành phố chính ở Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương là đối tượng nuôi thích hợp nhất

Nhân viên kỹ thuật loại bỏ váng bẩn trên mặt bể nuôi

Cho tôm ăn

Giám đốc điều hành Kevin McManus đang kiểm tra nồng độ ôxy hòa tan trong nước

Tôm trưởng thành tại Blue Oasis, thịt săn chắc, thơm và ngọt

Tuy nhiên, hướng tiếp cận nuôi tôm bền vững như mô hình của Brown cũng có hạn chế: hệ thống tái tuần hoàn thường phải sử dụng bột cá làm thức ăn. Nguyên liệu chế biến bột cá chủ yếu từ các loài cá nhỏ, sống theo đàn như cá mòi, cá cơm ngoài khơi biển Thái Bình Dương thuộc Nam Mỹ – vốn được khai thác bằng lưới kéo hoặc các ngư cụ mang tính hủy diệt. Như vậy, đây là nguồn thức ăn nuôi tôm không bền vững. Và để khắc phục tình trạng này, các trại nuôi tôm tại đây không ngừng nghiên cứu để tìm ra nguồn thức ăn thay thế có nguồn gốc thực vật như tảo hoặc đậu nành, côn trùng.

Nuôi tôm trên cạn tại Brazil

Mô hình nuôi tôm trên cạn mật độ cao có thể tái chế nước, không sử dụng kháng sinh của Công ty Camanor Produtos Marinhos Ltda, Brazil được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyến cáo các quốc gia có điều kiện tự nhiên tương tự nghiên cứu, học hỏi.

Đóng tại Barra – thủ phủ của nghề nuôi tôm Brazil – Công ty Camanor trong quá trình phát triển luôn phải loay hoay nghiên cứu, ứng dụng nhiều mô hình nuôi để đối phó với vấn đề sản xuất tôm không hiệu quả, tôm chết hàng loạt. Năm 2013, Công ty cho ra đời một công nghệ nuôi tôm AquaScience.

Công nghệ AquaScience được phát triển dựa trên sự tích hợp nhiều hệ thống và ý tưởng như sản xuất tôm nước mặn, sản xuất cá rô phi phụ phẩm, tái chế, khử trùng và tái sử dụng nước. Tất cả chúng được kết nối trong một hệ thống nuôi trồng, trong khi vẫn tồn tại độc lập. Với nó, bạn có thể nuôi tôm trên cạn mật độ cao, tái sử dụng nước nhiều lần trong khi vẫn hạn chế được tác hại tới môi trường cũng như việc sử dụng chất hóa học và kháng sinh.

Hệ thống AquaScience gồm khoảng 4.000m2 mặt nước được che bằng lớp lót nhựa PAED, một cống thoát chính, không có sự trao đổi nước. Việc tái chế và tái sử dụng nước diễn ra giữa các chu kỳ nuôi, sử dụng công nghệ biofloc. Việc xử lý chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, phân… được thực hiện thông qua quá trình phân rã và phân hủy bởi vi khuẩn. Hệ thống này tái sinh hỗn hợp nitrogen bằng các quá trình sinh học nitrat hóa và khử nitơ, đồng thời tái chế hỗn hợp phốtpho bằng vi khuẩn và tảo.

Điểm đặc biệt của hệ thống này là các chỉ số nước đều rất ổn định. “Sự biến động của ôxy hòa tan chỉ ở mức 0,5mg/L và độ pH là 0,3 trong hơn 24 giờ. Điều này cho phép ao nuôi tránh các tác nhân gây bệnh. Nhiệt độ ao được giữ ở mức 27-280C trong bóng mát” – Werner Jost – Giám đốc điều hành Camanor – nói.

Theo ông Jost, để sản xuất một kilôgam tôm, nếu trang trại nuôi tôm kiểu cũ cần 19.000 lít nước thì hệ thống mới chỉ cần 240 lít. “Trong năm 2013, chúng tôi sản xuất 10 tấn/ha, mỗi con tôm nặng 12g, tỷ lệ sống sót là 90%. Mật độ nuôi là 100 tôm giống/m2. Đến tháng 2/2015, chúng tôi đã sản xuất được 48,5 tấn/ha mỗi chu kỳ nuôi, mỗi con tôm nặng 22g. Mật độ nuôi là 230 con/m2 và tỷ lệ sống sót 95%” – Jost nói. Năm 2016, năng suất tôm đã đạt trên 50 tấn/ha.

Werner Jost cũng cho biết thêm: “Với công nghệ mới này, mỗi năm chúng tôi có thể sản xuất được 4 vụ, nuôi trồng được 300 con/m2”. Trong mô hình này, nước thoát ra từ ao tôm sẽ được xử lý khử nitơ để sau đó đưa vào ao nuôi cá rô phi. Khử nitơ và phốtpho là hai vấn đề khó giải quyết nhất trong hệ thống nuôi tôm; nhưng với AquaScience, kể cả tới lần nước thứ năm sau tái chế, nồng độ nitơ và phốtpho vẫn được bảo đảm. Hơn nữa, mô hình này còn giúp người nuôi quản lý các loại virus gây bệnh cho tôm một cách dễ dàng hơn, tránh được những thiệt hại đáng tiếc.

Với công nghệ này, năm 2016, Camanor đã được Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản thế giới trao giải thưởng Người lãnh đạo và đổi mới sáng tạo nghề nuôi trồng thủy sản thế giới.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam

Giải pháp quản lý chất thải hữu cơ mô hình nuôi tôm trên ao đáy đất

Việc loại bỏ chất thải hữu cơ (phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) ra khỏi ao nuôi tôm có trải bạt đã quen thuộc với người nuôi tôm. Ở hệ thống ao nuôi này, toàn bộ ao được trải bạt, thiết kế một hố ở giữa ao để quy tụ chất thải và ống PVC chạy ngầm dưới đáy ao đưa chất thải ra ngoài mỗi khi mở van xả.

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm phần lớn là mô hình nuôi tôm trên ao đáy đất, nuôi với mật độ thưa dưới 100 con/m2. Ở mô hình này, người nuôi tôm thường không thiết kế hệ thống xi phông đáy ao như hệ thống ao bạt nên không đưa được chất thải ra ngoài. Điều này khiến nguồn chất thải tích tụ dưới ao và sinh ra các loại khí độc; môi trường giàu dinh dưỡng làm vi khuẩn gây bệnh phát triển lên rất nhanh và thường thì tảo phát triển quá mức làm dao động pH, thiếu ôxy vào ban đêm…

Thông thường người nuôi tôm dùng nhiều vi sinh với hy vọng rằng chúng sẽ giúp phân hủy và chuyển hóa chất thải, duy trì được chất lượng nước; nhưng thực tế, vi sinh bán tràn lan hiện nay không phải lúc nào cũng hữu hiệu và rất tốn kém.

Qua khảo sát, một số người nuôi tôm đã cải tiến ao nuôi tôm đáy đất và thiết kế cách đưa chất thải ra ngoài rất đơn giản, không tốn kém và đem lại hiệu quả rất tốt. Mô hình này nên được nhân rộng đến người nuôi tôm.

Thiết kế ao

Sau khi hút cạn ao, người nuôi tôm nên quan sát đáy ao khu vực nào giữa ao tích tụ nhiều chất thải hữu cơ do quá trình chạy quạt gom lại, đánh dấu khu vực đó, đồng thời đánh dấu vị trí lắp quạt để khi chạy quạt vụ sau, chất thải vẫn gom đúng chỗ cũ.

Đào một hố sâu khoảng 80 cm toàn bộ khu vực chất thải gom lại, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt được cuộn vào thanh tre và chôn sâu khoảng 20 cm. Việc chỉ trải bạt hố xi phông không quá tốn kém mà vẫn hút sạch hoàn toàn chất thải nên công dụng không kém hố xi phông của ao trải toàn bộ bạt đáy.

Để hiệu quả hơn, dàn quạt nên được lắp sao cho hiệu quả gom chất thải càng tập trung vào một điểm giữa ao càng tốt, khi đó hố xi phông không cần quá lớn mà vẫn hiệu quả lại dễ vận hành, tốn ít thời gian cho quá trình xi phông hơn.

Đặt một mô tơ khoảng 2 – 3 HP trên bờ, lắp một ống PVC hoặc ống gân đường kính 60 nối từ mô tơ đến giữa ao để giúp bơm chất thải ra ngoài. Ống này nên đặt nổi cách mặt nước 20 – 30 cm, dùng tầm vông để đỡ ống. Phần đầu hút xi phông gắn vào ống gân mềm để dễ vận hành di chuyển toàn bộ khu vực hố. Phần chất thải đi từ mô tơ đến ao thải có thể dùng ống mềm (ống vải) để dễ cuộn lại, sử dụng cho nhiều ao. Nếu 2 ao tôm cạnh nhau có thể thiết kế chung một mô tơ đặt trên bờ chung để sử dụng cho 2 ao.

Vận hành

Khi bơm nước vào ao, nên bơm đầy hố xi phông ở giữa ao trước, sau khi bơm đầy hố, áp lực nước từ trên xuống sẽ ép bạt dính chặt xuống đáy và xung quanh hố khiến bạt không bị phồng lên

Có thể tiến hành hành xi phông cho ao khi tôm đạt kích cỡ từ 2 g trở lên. Dùng thuyền hoặc phao ngồi trên để di chuyển đầu xi phông toàn bộ hố. Nếu tiến hành xi phông hằng ngày, đáy ao sẽ không bẩn thì hoàn toàn có thể lội xuống đứng dưới ao xi phông mà không ảnh hưởng gì và cũng dễ kiểm tra mức độ sạch bẩn của đáy ao. Theo kinh nghiệm, nên xi phông mỗi buổi sáng, thời gian xi phông chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi hố, điều này sẽ hạn chế được rất nhiều chất thải lắng tụ ở đáy ao, giúp duy trì chất lượng nước và đặc biệt giảm được lượng vi sinh cần thiết; hoặc cũng với lượng vi sinh tương tự, nhưng hiệu quả của vi sinh được tốt hơn vì lượng chất thải trong ao ít hơn. Phần nước hao hụt mỗi lần xi phông khoảng 2% nước sẽ được bơm bù lại từ ao chứa đã được xử lý.

Chất thải đưa ra ngoài ao chứa thải nuôi cá rô phi để chúng sử dụng làm thức ăn, và sẽ được tảo và hệ vi sinh tại ao chứa thải hấp thụ. Nếu kiểm tra chất lượng nước ao chứa thải tốt thì hoàn toàn có thể tái sử dụng lại ao nuôi.

Nguồn: tổng hợp bởi Farmtech VietNam