Cá dìa – loài nuôi nước lợ đáng giá

Đặc điểm sinh học

Cá dìa có hình bầu dục dẹt 2 bên, mắt to tròn, đầu nhỏ, thân trơn nhẵn, màu hơi đen, trên thân có những chấm vàng sẫm, bụng màu bạc, vây lưng và vây hậu môn có gai cứng. Cá trưởng thành dài 25 – 30cm, trọng lượng 1 – 2kg, ngoài tự nhiên thường bắt được cá khoảng 0,5 – 0,7kg.

cá dìa

Ở nước ta, cá dìa có ở hầu hết các tỉnh ven biển; trong đó nhiều nhất tại các vùng biển Quảng Thái (Thừa Thiên – Huế), vùng hạ lưu sông Thu Bồn và các bãi bồi thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng hạ lưu sông Hiếu và sông Bến Hải (Quảng Trị)…

Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn. Chúng thành thục sau 1 – 2 năm tuổi, sinh sản ở vùng nước lợ. Khi còn nhỏ, chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô… để sinh sản. Mùa sinh sản (tháng 5 – 6 dương lịch), trứng cá nở thành cá bột theo thủy triều dạt vào các bãi bồi để sinh trưởng và phát triển. Cá dìa thích ứng nồng độ muối trong nước biển từ 5 đến 37‰ và sinh trưởng thích hợp nhiệt độ 24 – 280C.

Cá dìa hoạt động và kiếm mồi ban đêm, thức ăn chủ yếu là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ; trong điều kiện nuôi, chúng có thể ăn thức ăn tổng hợp.

Ngoài tự nhiên, cá dìa sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng trung bình 0,4 kg/con. Trong điều kiện nuôi, chúng có thể đạt trọng lượng 0,5kg sau 6 tháng. Cá sử dụng tốt thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 20 – 25%.

Đối tượng nuôi đa dạng

Nhờ đặc tính ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, cá dìa được nuôi ghép với tôm sú. Trong ao nuôi, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong, tảo và một phần thức ăn thừa cùng mùn bã hữu cơ, giúp môi trường nước nuôi sạch hơn, giảm thiểu dịch bệnh. Với giống lớn, mật độ thả ghép thưa (0,5 – 1 con/m2) sau 4 – 5 tháng nuôi cùng tôm, cá dìa có thể cho thu hoạch 0,8 – 1 tấn/ha, tỷ lệ sống 60% trở lên lợi nhuận ước đạt 70 – 80 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn cả, khi nuôi ghép với tôm sú, tôm vẫn phát triển tốt, ít dịch bệnh, giảm được chi phí thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi.

Ngoài ra, cá dìa còn là đối tượng nuôi chính trong ao nuôi tôm bị dịch bệnh; vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp tiêu diệt mầm bệnh tồn lưu trong ao tôm. Với mật độ thả 2 – 3 con/m2, sử dụng thức ăn tự chế hoặc cám công nghiệp, sau 10 – 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 0,6 – 1 kg/con. Đặc biệt, cá dìa ăn tạp nên tính cạnh tranh của cá thấp, tỷ lệ sống cao.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Đại học Huế, Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ đã thử nghiệm sản xuất giống cá dìa nhân tạo thành công, nhưng số lượng con giống còn hạn chế. Do vậy, nguồn giống cá dìa vẫn chủ yếu từ tự nhiên, hàng năm vào tháng 6 – 7 dương lịch, hoặc tháng 9, 10, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Bình Thuận, giá bán 3 – 4 nghìn đồng/con, kích cỡ 3 – 4cm.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kỹ thuật nuôi bò thịt hiệu quả

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau

  1. Giống :

Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau: Con lai của bò Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford và ngược lại, tổ chức mỡ của thịt bò Charolaise thấp hơn thịt bò Hereford. Bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là 31%, trong khi đó bò thịt Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45%.

  1. Tuổi :

Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay người ta thường nuôi bò từ 16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ.

Tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau: Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt, ít mỡ, thịt mềm và thơm ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt dai hơn và tất nhiên là không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi và ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.

  1. Giới tính :

Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực. Trong quy trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.

  1. Khối lượng lúc giết mổ :

Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, khả năng tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường và giá cả…

  1. Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo :

Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường độ cao nhất ( dưới 24 tháng tuổi ). Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ.

nuôi bò thịt

Dù vỗ béo theo phương thức nào, vỗ béo sớm hay vỗ béo muộn, đối với bò thịt trước khi giết mổ bắt buộc phải có công đoạn vỗ béo. Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện. Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò. Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng thịt sẽ cao hơn.

Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm, khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò có thớ lớn và nhiều mỡ giắt ( mỡ giữa các lớp thịt ).

Điều cần chú ý khi nuôi bò thịt

Trong và năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục và phát triển đàn bò địa phương. Ngoài ưu thế về chi phí thức ăn thấp, sử dụng thúc ăn không cạnh tranh với người, giải quyết công lao động nông nhàn. Nghề nuôi bò còn có một ưu thế quan trọng là sản phẩm cuối cùng là bê và thịt có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất, người chăn nuôi cần biết những yếu tố cơ bản sau:

Đặc điểm sinh lý :

– Với bò đực : Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 – 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tất nhất là từ 2 – 6 năm tuổi.

– Đối với bò cái : Tuổi thành thục sinh dục 18 – 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 – 70 ngày.

Chọn giống

Chọn những con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn góc và tính năng SX của đòi bố mẹ.Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam :- Giống bò nội : Bò vàng Việt Nam ( Bosindicus ) .- Giống bò lai ngoại : Con lai Zêbu ( nhóm bò Zêbu gồm các giống: Redsindhi, Sahiwal, Brah-man đỏ, Brahman trắng, Ongole ).

Chuồng trại

– Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập ( trong chăn nuôi hộ gia đình ).

– Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.

– Diện tích tối thiểu : 2,5 – 3m2/con bò thịt.

– Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thúc ăn.

– Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường chung quanh và lây lan cỏ dại.

Thức ăn :

– Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả…

– Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.

– Trong chăn nuôi bò thịt, mỗi gia đình cần dành 500 – 1.000m2 đất để trống các loại cỏ như cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây, cây bình linh… để lấy thức ăn cho bò.

Chăm sóc, nuôi dưỡng, vỗ béo

– Bò cái chửa : Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 – 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 – 30g muối.

– Bò cái nuôi con. Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

– Bê con : Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6. Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 – 10kg cỏ tươi, 0,2 – 0,3kg thức ăn tinh.

– Bê từ 6 – 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2-4 giờ/ngày. Nhu cầu ăn một ngày: 10 – 15kg cỏ tươi và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

– Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250-300kg lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80-90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lưu ý khi trồng rau mầm tại nhà

Trồng rau mầm tại nhà, vừa cung cấp rau xanh cho bữa cơm gia đình, vừa là thú vui giúp chúng ta giải tỏa bớt những áp lực trong cuộc sống. Rau mầm được biết đến với những ưu điểm : dinh dưỡng cao, thời gian gieo trồng ngắn, và có thể trồng mọi lúc mọi nơi. Rau mầm rất dễ gieo trồng, tuy nhiên để có được một khay rau mầm chất lượng, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau :

rau mầm tại nhà

1.Ánh sáng

Trồng rau mầm cần ánh sáng vừa đủ, rau mầm cần được gieo nơi thoáng mát, nhưng không đặt ngoài trời nắng, trời mưa. Tùy theo sở thích của từng người mà lựa chọn hạt giống rau mầm, rau mầm lá to hay lá nhỏ, mầm dài hay ngắn, mùi vị cay nồng hay không.

2. Tưới nước

Tưới phun sương hàng ngày vừa đủ ướt mặt khay. Tưới rau mầm bằng nước sạch. Tưới vào buổi sáng và chiều mát, không tưới vào chiều tối.

3.Đảm bảo yếu tố “sạch”

Giá thể trồng rau mầm phải sạch , không sử dụng đất trồng bình thường, thường sử dụng xơ dừa đã qua xử lý diệt mầm bệnh, Khay trồng rau mầm phải được vệ sinh sạch sẽ. Rau mầm có thời gian sinh trưởng ngắn nên đã hạn chế đến mức thấp khả năng rau mầm bị nhiễm sâu bệnh. Hạt giống kém chất lượng , rau mầm dễ bị nhiễm sâu bệnh, khi khay rau mầm bị nhiễm bệnh thì hủy bỏ ngay, rửa sạch khay đem phơi nắng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun xịt.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Làm giàu từ giống bưởi quý tiến vua

Bưởi tiến Vua  là đặc sản từ thời Hậu Lê của vùng đất Thọ Xuân (Thanh Hóa). Từ một cây bưởi tổ thường được dâng lên tiến vua, giống bưởi này được nhân rộng sang các xã lân cận. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu nhờ mạnh dạn bảo tồn và phát triển giống bưởi quý.

Phát triển giống cây đặc sản

Có nguồn gốc từ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), bưởi tiến Vua thường chín vào dịp Tết nguyên đán nên có giá trị kinh tế rất cao, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng bưởi trên địa bàn huyện.

cây bưởi tiến vua

Ông Lê Trí Nhạc (60 tuổi)  trồng 3 sào với gần 50 gốc bưởi, trong đó có hai chục cây tầm mười năm tuổi cho biết: “Giống bưởi quý này xưa kia được dâng lên tiến vua có mùi thơm và màu sắc rất đặc biệt khiến những ai có dịp nhìn thấy cũng không khỏi trầm trồ khen ngợi. Mỗi dịp lễ Tết hay mồng Một đầu tháng , nhiều người lại “săn” bưởi bày mâm ngũ quả nên năm nào bưởi cũng cháy hàng. Với giá 50.000 – 100.000 đồng/ quả mua tại vườn, dự tính năm nay gia đình thu gần 100 triệu đồng”.

Trong 3 năm đầu tiên, bưởi không cho trái, nếu có trái thì chủ vườn phải loại bỏ hết đi để dành chất dinh dưỡng nuôi cây. Đến năm thứ 4 thì quả bưởi mới đủ chất lượng. Mỗi cây bưởi tiến Vua cho khoảng 150 – 250 quả, có cây lên tới 400 quả thu về khoảng 3 triệu đồng/ gốc bưởi.

“Bưởi tiến Vua là giống bưởi quý nên rất cầu kì và khó tính khi chăm sóc cũng như điều kiện thổ nhưỡng. Bưởi sẽ phát triển tốt và sai quả nếu được trồng trên đất thịt nhẹ. Cần tưới nước và bón phân đều đặn như phân vi sinh, phân tổng hợp,… nhưng quan trọng nhất vẫn là phân chuồng. Thân cây rất hay bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục quả. Vì vậy, ngoài bón phân, đắp gốc, việc quan trọng là phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và khắc phục sâu bệnh cho bưởi. Tầm tháng 3 đến tháng 7, nếu lơ là chăm sóc và phun thuốc trừ sâu thì phải chặt cả cây để sâu bệnh không phát tán sang các cây khác”, ông Nhạc chia sẻ.

Bệnh vàng lá Greening ở bưởi tiến Vua hiện vẫn chưa có thuốc phòng hay chữa bệnh. Nếu cây bưởi mắc phải loại bệnh này thì phải đốt hết các cây cũ và trồng lại từ đầu. Nhiều hộ dân ở Thọ Xuân đang áp dụng cách trồng xen cây ổi để xua rầy chống cánh. Những mầm mống bệnh sẽ bị cây ổi thu hút, từ đó cây bưởi có thể tránh khỏi căn bệnh mang tính hủy diệt, gây hại trên diện rộng này.

Bảo tồn giống bưởi quýỞ làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa), gia đình ông Nguyễn Văn Khảm (77 tuổi) là hộ dân lưu giữ giống bưởi gốc Luận Văn, ngoài cung cấp trái cây bán ra thị trường dịp Tết, gia đình ông còn bán cây giống cho người dân khắp mọi miền có nhu cầu trồng giống bưởi quý này.Ông Khảm chia sẻ: “Từ đời ông cố của tôi, cách đây khoảng 140 năm, giống bưởi quý tiến vua này đã được trồng trong vườn. Vì là loại quả thơm ngon đặc biệt, có màu sắc khác thường nên gia đình tôi cố giữ lại đặc sản địa phương, giữ cái gốc mà ông cha để lại. Hai cây bưởi lớn trong vườn nhà tôi đã được đào mang ra lăng Bác  trồng, năm nào cũng sai trĩu quả”.“Những ngày đầu gia đình trồng cả mẫu đất nhưng cây chưa cho quả, phải trồng xen canh lạc, đậu để giữ lại giống bưởi quý hiếm vì lúc đó gia đình đang trồng cây trên đất thầu. Vì ba năm đầu chưa cho thu hoạch nên hợp tác xã cũng tạo điều kiện miễn sản, miễn thuế. Hiện nay, nhiều người biết đến giống bưởi quý này nên năm nào cũng không đủ lượng bưởi cung ứng ra thị trường”, ông Khảm chia sẻ.Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân, toàn huyện có khoảng 500 hộ trồng bưởi Luận Văn với diện tích trên 50 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Thọ Xương, Xuân Bái và Xuân Lam.Vừa qua, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã về Luận Văn lấy mẫu đất ba tầng để thí nghiệm, làm rõ câu hỏi vì sao đất Luận Văn trồng bưởi thơm ngon hơn hẳn các nơi khác. Trước đó, Trung tâm Nuôi cấy mô Thanh Hóa đã tổ chức đợt tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh, phòng chống tái nhiễm bệnh ở bưởi tiến Vua cho 300 hộ trồng bưởi ở Thọ Xuân. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Thọ Xuân mở rộng và phát triển thành vùng chuyên canh giống bưởi quý tiến Vua.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

 

Các loại bệnh thường gặp ở cây thanh long

  1.  BỆNH THỐI CÀNH
    Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành. Đầu tiên là những vết sũng nước màu nâu, lây lan rất nhanh, làm thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công và có mùi hôi, sau đó phần mô này bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh nặng làm cho cả trụ thanh long bị chết.
    2. BỆNH THỐI ĐẦU CÀNHNấm gây hại trên đầu các cành non. Đầu tiên phần đầu cành chuyển sang màu vàng, vết bệnh mềm, thối và sũng nước. Bệnh nặng làm cho cây bị chết ngọn và cành không thể phát triển được.3. BỆNH ĐỐM NÂU THÂN CÀNHDo nấm. Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu có viền màu nâu đậm hơn, sau đó lớn dần tạo thành những đốm gần tròn như mắt cua. Vết bệnh này có thể lớn rộng và lan dài dọc thân. Gặp điều kiện ẩm độ cao, buổi sáng có sương mù nhiều bệnh phát triển rất nhanh.4. BỆNH NÁM CÀNHNắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

    5. BỆNH THÁN THƯ

    Do nấm. Trên cành vết bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong. Vết bệnh dạng gần tròn hay bất định, tâm có màu nâu đỏ đặc trưng bởi những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Trên trái vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, xung quanh có những vòng đồng tâm màu nâu sậm. Bệnh nặng có thể gây thối khô trái.

B/ NHỮNG LOẠI SÂU HẠI THƯỜNG GẶP CỦA THANH LONG

  1. KIẾN LỬAKiến có màu nâu đỏ, ấu trùng không gây hại. Thành trùng cắn, đục phá các cành non, cành già và làm hư hom giống. Tấn công trên trái và tai lá làm giảm giá trị thương phẩm. Vườn cây lâu năm kiến lửa đục phá cả phần gốc ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.2. KIẾN RIỆNThành trùng màu nâu đen, loài này thường sinh sản và trú ẩn ở các cành khô và vỏ thân của các cây trụ. Kiến riện đục phá nụ hoa, trái non và trái chín làm giảm giá trị thương phẩm.3. NGÂU (BỌ CÁNH CỨNG)Thành trùng là loài bọ cánh cứng màu nâu đen, rất bóng, trên cánh có những mảng màu trắng rất đặc trưng. Thành trùng gây hại bằng cách đục phá cành non, cành già và cả nụ hoa làm ảnh huởng đến tỷ lệ đậu trái.4. RỆP SÁP

    Rệp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp tấn công dưới rễ làm cho cây bị vàng, còi cọc, trái nhỏ, giảm năng suất.

    5. BỌ TRĨ

    Bọ trĩ thường tấn công trên hoa và trái non. Gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và giảm giá trị thương phẩm.

    6. RẦY MỀM

    Rầy mềm có nhiều loại gây hại trên hoa và trái chích hút nhựa làm hoa bị rụng. Trên trái để lại những vết chích nhỏ, khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên, giảm giá trị thương phẩm. Khí hậu khô nóng làm gia tăng mật số gây hại của rầy mềm.

    7. RUỒI ĐỤC TRÁI

    Gồm nhiều loài, gây hại chủ yếu trên hoa và trái, đặc biệt trên trái sắp thu hoạch. Mật số cao làm trái bị rụng, ảnh hưởng đến năng suất.

    8. TUYẾN TRÙNG

    Tuyến trùng chích hút hoặc chui vào trong rễ làm cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u (bướu rễ), làm cho cây chậm phát triển, còi cọc. Những vết chích tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào trong cây.

    9. ỐC SÊN, ỐC BƯƠU

    Tập trung nhiều ở phần gốc cây, cạp vỏ cây, leo lên thân và cạp thân, trái làm giảm năng suất, giá trị thương phẩm.

CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH:

Theo các nhà khoa học và theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì phòng bệnh vẫn là biện pháp quan trọng hàng đầu, chúng tôi xin giới thiệu với bạn:

1/ PHÒNG SÂU BỆNH:

Trước hết cần tuân thủ trồng thanh long theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Đào mương lên luống để trồng. Tùy theo độ cao của đất mà thiết kế mô để cây phát triển tốt, kích thước mô 80 x 30 cm, khoảng cách trồng 3 x 3 m (khoảng 1.000 trụ/10.000 m2). Trồng cây xung quanh chắn gió nhằm hạn chế mầm bệnh lan vào. Nên dùng trụ bê tông xi măng cao 2 – 2,5 m, ngang 12 – 15 cm, chôn sâu 0,5 m phía trên có que sắt để đỡ cành. Nên hạn chế dùng các loại phân vô cơ nhất là lạm dụng nhiều để kích cho hoa trái…Bón nhiều phân hữu cơ vi sinh và các loại vi lượng phù hợp, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa. Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô, tủ cách gốc 5 – 10 cm, hoặc trồng cây lạc dại vào gốc thanh long để giữ độ ẩm mà không cần phủ bằng rơm.

  1. TRỊ SÂU BỆNH:

Khi phát hiện sâu bệnh phải nhanh chóng chữa trị, nên phun thuốc trừ nấm, trừ sâu có bán trên thị trường, lựa chọn các chủng loại phù hợp… Nên phun thuộc phòng sâu bệnh sau khi thu hoạch trái và sau khi cắt tỉa để làm giảm áp lực mầm bệnh, phun lần thứ 2 khi cây ra nụ hoa. Dùng thuốc phun vào gốc khi vừa đậu trái. Sau khi thu hoạch, ngâm trái vào nước nóng 40oC trong thời gian 10 phút không làm tổn thương trái và giảm thiểu đáng kể mầm bệnh sau thu hoạch. Trái nào có bệnh nên loại bỏ, không để chung với các trái khác để tránh sự lây lan.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Một số lưu ý khi nuôi cá biển lồng bè

Thời gian qua, bà con ở một số địa phương người dân nuôi cá biển lồng bè bị thiệt hại khá nặng nề vì nhiều lý do như ô nhiễm chất thải, chọn vị trí nuôi chưa phù hợp, công tác quản lý chăm sóc không tốt chưa thật sự bảo đảm các yếu tố cần thiết dẫn đến cá chậm lớn, bỏ ăn thậm chí là chết…. Để phòng tránh một số thiệt hại không đáng có, xin lưu ý bà con nuôi cá biển lồng bè một số vấn đề sau:

  1. Chọn địa điểm nuôi.Người nuôi chú ý chọn khu vực gần cửa biển, nơi có nhiều động thực vật phù du và chọn nơi có các yếu tố như độ mặn, pH, hàm lượng ôxy phù hợp; Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển, đáy sông ít nhất 2 – 3m; Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy lớn vì như vậy có thể làm hư hỏng lồng nuôi, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và dễ sinh bệnh; Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè qua lại nhiều; Nơi nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè của chính quyền địa phương, thuận lợi giao thông, dễ dàng vận chuyển, với các thông số:

– Độ sâu: Độ sâu lý tưởng cho các khu nuôi cá biển ven bờ là ở các vùng nước cửa biển, nơi có độ sâu dao động từ 8m trở lên.

– Độ mặn: Ở ngưỡng từ 10-33 %o. Nhưng tốt nhất ở ngưỡng 25-28%o.

– pH: Ngưỡng pH tốt nhất là ở khoảng 7,9 – 8,2.

– Dòng chảy: Tốc độ dòng chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây.

– Hàm lượng Oxy hòa tan. Hàm lượng oxy tốt nhất từ 4-6mg/lít.

– Độ trong: Độ trong tốt nhất khoảng 30 – 40cm.

– Ít có các loại khí độc. (H­2S, NH3).

– Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước tốt nhất ở ngưỡng 20-300C, Nếu nhiệt độ trong ngày thay đổi cao hơn 50C giữa ngày và đêm thì cần phải đề phòng cá bỏ ăn, nổi đầu, ngớp liên tục …. Và người nuôi cần có các biện pháp can thiệp kịp thời như cung cấp ô xy, ngưng cho ăn, tránh xáo trộn lồng nuôi.

  1. Chuẩn bị công trình nuôi.

a/ Cấu trúc bè nuôi: 

cấu trúc lồng bè kiểu mới.

 Khung bè: Dùng gỗ chịu mặn có đường kính 06 x 12cm, dài 4 – 4,5m, nối kết với nhau bằng bùloong dài 12-15cm, thường kết cấu theo hình vuông 6 x 6m, diện tích khoảng 40 m2, tính cả thành lồng. Lót bên trên là gỗ ván xẻ chịu nước thuộc nhóm gỗ 2 hoặc 3. Ván xẻ dài khoảng 6m, rộng 0,20m, dày 1,2 – 1,5cm, hoặc ghép theo chiều ngang (xem hình 01, 02) Ván gỗ ghép vào khung lồng bằng đinh hoặc buloong, khoảng 08 cây gỗ ghép lại thì được một ô lồng nuôi. Nhiều ô lồng ghép lại thành bè (hình 01.02). .

  Phao: Khung bè được nâng nổi lên trên mặt nước nhờ hệ thống phao. Phao là thùng nhựa hoặc phao xốp. Thường dùng là phao 200 lít loại phi nhựa có đường kính 57-60cm x chiều cao 90-92cm, còn nguyên vẹn và có nắp đậy, dùng 6-8 chiếc cho một ô lồng. Nếu sử dụng phao xốp thì dùng loại 80 x 60 x 50cm có sức nổi 250kg. Phao buộc dưới khung lồng bằng dây chắc chắn.

Neo: (Dây nháng)Thường 4 góc bè có neo cố định, dùng dây nylon có đường kính khoảng 25-30mm để neo bè (hình 03, 04). Ngoài ra để bảo đảm an toàn, với các loại bè có trên 10 lồng, người nuôi còn thiết kế thêm từ 2-6 dây neo (Dây nháng)cột ở bên các mặt của bè cá nhằm tăng sức chịu lực khi có gió bão.

Nhà ở, nhà kho và công trình phụ: Trên bè thường dành một diện tích nhất định làm nhà ở và làm việc, nhà kho (chứa thức ăn, lưới cụ, máy bơm…), và các chòi, ô bảo vệ nếu các bè có diện tích rộng.

Lưới: (Giai) Dùng lưới nylon sợi thô 1-2mm, mắt lưới 2a = 0,5-8cm may thành giai, tùy vào kích cỡ của từng loại cá và từng giai đoạn tăng trưởng. Đáy giai có hai lớp lưới để bảo vệ. (nắp giai là lưới thưa dùng bảo vệ cá nhỏ). Lưới được cố định trong khung gỗ bởi các dây giềng ở các góc. Đáy giai cách nền đáy tốt nhất 3-5m, phần ngập trong nước là 2,5m, phần cao hơn mặt nước là 0,5m. Mỗi giai có thể tích 80-100m3.

  1. Chọn giống.Bà con nên chọn mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, giống đã làm xét nghiệm các loại bệnh tại các cơ quan, đơn vị có chức năng xét nghiệm giống thủy sản trước khi thả nuôi. Chọn giống kích cỡ đồng đều, có màu sắc sáng đẹp, không dị tật, phản ứng tốt khi bắt lên khỏi mặt nước. Đối với cá bớp giống (Cá giò) thả đạt >12cm, trọng lượng khoảng từ 20- 25g/con.
  1. Trong nuôi lồng cá biển lồng bè, dù có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, quản lý, song vẫn còn có một số trở ngại cụ thể như sau: Các lưu ý khác khi nuôi cá biển lồng bè.

Bẩn lồng: Lồng nuôi cá bị bẩn nặng trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, sau khoảng 1 tháng nuôi, sự lưu thông nước giảm nhanh chóng do các sinh vật bám như hào, sun, rong, tảo, thức ăn dư thừa, nếu không thay hoặc dùng các biện pháp vệ sinh khác, lưới có thể giảm lưu thông nước đến 60%.

Thức ăn: Do việc nuôi cá lồng bè bị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn là cá tạp, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản… Vì thế nguồn cung cấp thức ăn sẽ bị động nếu xảy ra các sự cố bất khả kháng, ngoài ra, thức ăn là cá tạp không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá nuôi, nếu cá tạp kém chất lượng cũng dễ gây ra bệnh cho cá, cho môi trường nước và kể cả sức khỏe con người.

– Cần cho cá ăn vào các giờ cố định, lúc nhiệt độ thấp, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều lúc trời mát, thức ăn cần chế biến nên vừa với miệng cá, khuyến cáo người nuôi nên sử dụng thêm thức ăn viên công nghiệp nhằm chủ động trong chăn nuôi khi gặp các điều kiện bất lợi.

 Chất lượng nước thay đổi: Việc nuôi cá lồng bè bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi dòng chảy, sóng gió, và các yếu tố khác như độ mặn, pH, độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa… Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp, luôn có các phương án dự phòng cho bè cá của mình khi gặp các vấn đề khó khăn hay sự cố môi trường bất lợi.

 Địch hại: Nhiều quan sát cho thấy rằng nuôi cá trong lồng có nhiều địch hại như rắn biển, mực, cá dữ phá lồng hay vào lồng gây hại cho cá nuôi, các loại chim ăn cá cũng là địch hại nguy hiểm cho cá khi lồng không được bảo vệkỹ và đặc biệt là giai đoạn cá giống mới thả.

 Bệnh cá: Cá biển nuôi lồng thường mắc một số bệnh ký sinh và vi khuẩn.

Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng:

– Chọn giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý, loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật, phù hợp với điều kiện vùng nuôi.

– Chọn vị trí cẩn thận, tránh các vùng cạn nước, điều kiện bất lợi, xa đường giao thông, điện nước, nguồn thức ăn tươi và khô …

– Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá, kiểm tra sức lớn của cá và có sự phân chia, san thưa hợp lý nhằm kích thích tối đa sự phát triển và sinh trưởng theo từng giai đoạn phù hợp.

– Mật độ nuôi vừa phải theo từng giai đoạn, tránh để cá quá chật trong lồng.

– Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu tránh tình trạng gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, thức ăn là cá phải còn tươi, nên rửa sạch trước khi cho cá ăn, định kì bổ sung các loại chất khoáng, Vitamin… vào thức ăn cho cá, đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển.

– Ngăn ngừa địch hại như chim ăn cá, các loại rắn biển…

– Vệ sinh dụng cụ thường xuyên, sử dụng xong phải vệ sinh sạch sẽ, phơi khô và để nơi khô ráo, sắp xếp trật tự trong kho.

Ngoài ra, khi cá nuôi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường thì bà con cũng nên kịp thời báo cho cơ quan chuyên môn tại địa phương là Chi cục Thú y hay Chi cục Thủy sản để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời tránh xảy ra các thiệt hại không đáng có.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thành phần dược tính một giống lúa đỏ tại đồng tháp

Với những ưu điểm nổi trội về hàm lượng chất dinh dưỡng, giống lúa đỏ mang tên Ngọc Đỏ Hương Dứa do ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc HTX giống Định An, huyện Lấp Vò, lai tạo đang tạo được sức hút lớn từ thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại, không những thị trường trong nước có nhu cầu cao với loại gạo đỏ quý này mà các đối tác ở Châu Âu cũng đang đặt hàng với sản lượng lớn.

Giống lúa đỏ tại Đồng Tháp

Anh Dũng chia sẻ: “Trong một lần tình cờ đi thăm đồng, tôi phát hiện được một cá thể lúa có mùi thơm lạ. Sau đó tôi mang về nghiên cứu, tuyển chọn, phân ly và nhân giống”. Sau khi tuyển chọn được dòng thuần nhất, năm 2014 anh Dũng tiến hành sản xuất hàng hóa trên giống lúa có màu đỏ và mùi thơm lá dứa này. So với những giống lúa cùng dòng trên thị trường thì giống lúa Ngọc Đỏ Hương Dứa này có hạt dài, mùi thơm lá dứa đậm, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất đạt từ 6 – 7 tấn/ha.

Theo kết quả phân tích của Trường ĐH Cần Thơ cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng của gạo Ngọc Đỏ Hương Dứa đều vượt trội so với gạo trắng cao cấp Jasmine. Trong đó, hàm lượng chất sắt của gạo này tới 26,4mg/kg, cao hơn 81,8% so với gạo trắng và bằng hàm lượng chất sắt có trong 0,9kg thịt bò. Còn hàm lượng canxi là 137mg/kg, cao gần gấp ba lần gạo trắng. Các khoáng chất khác đều cao hơn gạo trắng, có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

Ông Nguyễn Phước Tuyên, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết: “Hiện nay, giống lúa đỏ Ngọc Đỏ Hương Dứa của HTX giống Định An đang có nhiều triển vọng bởi giống lúa này sở hữu lợi thế về nhiều mặt như: đặc tính sinh trưởng, phẩm chất gạo… Đặc biệt ưu điểm mà thị trường đánh giá cao đối với giống lúa này là hàm lượng protein cao gấp đôi so với gạo trắng. Ngoài ra, lượng đường ở gạo này thấp, chất sơ, chất sắt, canxi cao… rất thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy ngay khi loại gạo này được tung ra thị trường được sự đánh giá cao của thị trường nội địa lẫn khách hàng Châu Âu”.

Theo thông tin từ HTX giống Định An, hiện nay HTX đang hợp tác liên kết với công ty Docimexco trong việc sản xuất và tiêu thụ đối với giống lúa Ngọc Đỏ Hương Dứa. Theo cam kết thì công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng của HTX với mức giá sàn là 7 ngàn đồng/kg lúa tươi (trong khi đó, hiện giá lúa thơm Jasmine chỉ có 5.200 đồng/kg, còn lúa IR50404 là 4.200 đồng/kg). Với giá này, nông dân lãi gần 20 triệu đồng/ha. Trong vụ Đông xuân tới, HTX dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với một số HTX lân cận mở rộng diện tích sản xuất khoảng 100 ha. Để đảm bảo chất lượng gạo đồng nhất và an toàn, ngoài cung cấp giống HTX còn hướng dẫn và hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng an toàn cho các hộ dân thực hiện liên kết.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trị sâu đục thân cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ… Image result for sâu đục thân cây bưởi

sâu đục thân ở cây bưởi

Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.

Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng, trị loại sâu đục thân hại bưởi.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại.

Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây ít nhất cách gốc 50cm để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ.

Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại: Sâu non của sâu đục thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây. Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, kích thước bằng chiếc kim đến cái tăm, dài 3-10mm màu trắng sữa đến đỏ nâu. Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh vết sâu đục; sâu non đẫy sức gần bằng chiếc đũa ăn cơm, dài 50-100mm, màu vàng ngà, chuẩn bị hoá nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.

Cách trị sâu: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâu non. Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây. Có thể hoà thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC…cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.

 Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giới thiệu một số giống cam ngon ở việt nam

1. Cam mật không hạt

– Tên thường gọi: Cam mật không hạt

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Seedless sweet orange”

Tán cây có dạng tròn hơi vươn cao, cây sinh trưởng mạnh. Lá có dạng hình trứng. Quả có dạng hình cầu, đáy quả có vòng tròn nhạt hơn so với cam soàn, vỏ quả màu xanh khi chín , vỏ quả dầy 3,5- 3,8cm

Khả năng ra hoa mạnh.

Hạt phấn có tỉ lệ bất dục rất cao >95%.

Khối lượng quả trung bình 150-270g, chất lượng quả ngon, thịt quả màu vàng tươi, dày vỏ từ 3,5-4,0mm, tỉ lệ nước quả 36-52%, độ Brix 8-10%, acid tổng số 0,5-0,6g/100ml dịch quả, hàm lượng vitamin C 30-32mg/100ml dịch quả;

Năng suất khá cao (20-30kg/cây/năm ở cây 4-5 năm tuổi).

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao (ở tỉnh Lâm Đồng).

Giống cam Mật không hạt có khả năng ra hoa rất mạnh, nhưng do bản chất không hạt làm ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả và năng suất, có thể khắc phục bằng cách trồng xen với các giống cam, quýt thương phẩm khác.

Có mùi vị ngọt và đặc trưng bên trong, để cam mật đạt chất lương nên thu hoạch quả cam Mật không hạt ở tuần thứ 33-34 sau khi hoa nở.

Cam mật không hạt                                                  Cam mật không hạt

Giống cam mật không hạt xuất từ cây chiết. Giống này đạt giải nhì trong hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm

2. Cam Soàn

– Tên thường gọi: Cam Soàn

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: “Soàn” sweet orange

Điểm đặc trưng để phân biệt giống cam soàn với các giống cam khác là tán cây có hình cầu hơi vươn cao, lá thon dài, đỉnh và đáy quả có hình tròn phẳng như đồng tiền, bề mặt vỏ sần.

Cam soàn năng suất cao, vị ngọt nhưng có điểm hạn chế so với các giống cam khác là thịt quả có màu vàng nhạt, lượng nước quả ít, trong qúa trình canh tác nếu không chăm sóc tốt sẽ dẫn đến múi bị dễ bị chai sượng, để khắc phục hiện tượng này nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp công thức phân bón có nhiều lân, kali và tăng cường sử dụng phân bón lá để hỗ trợ dinh dưỡng cho cây.

Lá non có màu xanh nhạt, trở thành xanh đậm khi lá thành thục, có hình oval.

Chống chịu khá tốt với bệnh vàng lá Geenning và một số dịch hại khác.

Dạng trái cam soàn giống như cam mật.

Da màu xanh khi chín ngã màu vàng chanh đậm.

Trọng lượng trung bình 250 – 300gram/trái

Trái cam soàn tơ vàTrái cam soàn lãoTrái cam                                    Soàn tơ và Trái cam soàn lão

Cam soàn sinh trưởng phát triển tốt nhất trên vùng đất phù sa ngọt, tưới đủ quanh năm, thoát nước tốt. Cây có khả năng ra hoa sau trồng 2-3 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu hoạch tập trung từ tháng 8 – 2dl khi quan sát thấy vỏ trái ít sần, chuyển sang màu xanh hơi vàng là thời điểm quả chín. Cây cho năng suất khá cao khoảng 80kg/ (cây 10năm tuổi) cây/ năm.

3. Cam mật

– Tên thường gọi: Cam Mật

– Tên khoa học: Citrus sinensis L.Osbeck

– Tên tiếng Anh: Sweet orange

Cây 5 tuổi cao trung bình 5 m, tán hình cầu, cây phân cành nhiều, ít gai.

Lá có dạng hình trứng, quả hình cầu, vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, thịt có màu vàng tươi, nước quả nhiều. Trọng lượng trái trung bình 200g. Cam mật là một giống có năng suất cao. Cây sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa đậu quả.

Cam mật                                                       Cam mật

4. Cam mật Ôn Châu

– Quả có vị ngọt và không có hạt.

– Kích thước to hơn quýt và nhỏ hơn cam.

– Vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả

– Rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh.

– Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh (ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập).

Cam mật                                                     Cam mật Ôn Châu

5. Các giống phổ biến ở miền Bắc

5.1 Cam Sành

Cam Sành Hà Giang – Tuyên Quang – Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Cây cao trung bình, thích nghi rộng, năng suất cao. Cam Sành thu quả vào dịp Tết, khối lượng quả trung bình 150 – 250 g, ngon thơm ngọt đậm.

Cam sành                                                              Cam sành

5.2 Cam Xã Đoài

Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đưa lên vùng núi cao, mã quả đẹp hơn. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 18 – 22 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 12-1.

Cam Xã Đoài                                                          Cam Xã Đoài

5.3 Cam Valencia

Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Hạt 0 – 3 hạt/quả. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch.

Cam Valencia

5.4. Cam Ham Lin

Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 – 10, vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả, ngọt đậm, 0 – 5 hạt/quả.

Cam Ham Lin

5.5. Cam Sông Con

Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200 – 250 g/quả, có 3 – 5 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam sông con

5.6. Cam Vân Du

Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá), trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh trong những năm 70 – 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 – 200 g/quả, có 10 – 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.

Cam Vân Du

5.7. Cam Bù Hà Tĩnh

Là giống quýt được trồng nhiều ở Nghệ An -Hà Tĩnh. Cây cao trung bình, khối lượng quả 180 – 220 g, có 3 – 12 hạt/quả, ngọt đậm. Quả chín vào tháng 12 đến tháng 1.

Cam bù Hà Tĩnh                                                      Cam bù Hà Tĩnh

 

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Bạn đã biết gì về sản phẩm chitosan trong nông nghiệp

Cơ chế tác động của Chitosan

1.  CHITOSAN LÀ GÌ?

Chitosan là một dạng chitin đã bị khử axetyl, nhưng không giống chitin nó lại tan được trong dung dịch axit. Chitin là polyme sinh học có nhiều trong thiên nhiên chỉ đứng sau xenluloza. Cấu trúc hóa học của chitin gần giống với xenluloza. Chitin có nhiều trong các loài giáp xác như tôm, cua, ghẹ…

Đặc tính của chitosan:

  • Là polysacharide có đạm không độc hại, có khối lượng phân tử lớn.
  • Là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau.
  • Chitosan có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị.
  • Không tan trong nước, dung dịch kiềm và axit đậm đặc nhưng tan trong axit loãng (pH=6), tạo dung dịch keo trong, có khả năng tạo màng tốt, nhiệt độ nóng chảy 309 – 311oC.

2. VAI TRÒ CỦA CHITOSAN TRONG NÔNG NGHIỆP

  • Kháng virus, Kháng vi khuẩn, kháng nấm, kháng một số côn trùng. Do đó, nó thường được ứng dụng trong kiểm soát bệnh hại.
  • Bảo quản hạt giống, tăng khả năng nảy mầm của hạt giống cũng như cải thiện sức sống của cây trồng, hạn chế nấm bệnh gây hại.
  • Phân bón qua lá giúp cây giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu khô hạn
  • Cải tạo đất, hạn chế vi sinh vật gây hại trong đất, đồng thời kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.
  • Bảo quản nông sản sau thu hoạch.

    3.  CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHITOSAN

    Cơ chế chống bệnh hại của Chitosan chủ yếu bao gồm:

  • Hoạt tính trực tiếp chống lại mầm bệnh

Hoạt tính trực tiếp của chitosan trong việc kháng virut và viroid chủ yếu ở khả năng chitosan bất hoạt quá trình sinh sản của virut hoặc viroid. Nó thâm nhập vào mô tế bào cây, liên kết chặt chẽ với các acid nucleic và gây ra một loạt các thương tổn và gây ức chế lựa chọn. Ngay lập tức, ức chế có chọn lọc này có thể bất hoạt các mRNA mã hõa các gen cần cho quá trình điều trị thương tổn của vi khuẩn. Ngược lại, các nấm, vi khuẩn, oomycete và các côn trùng khác, chitosan tác động thông qua cơ chế gia tăng khả năng đề kháng của cây, giúp cây tiết ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn, oomycete.

  • Hàng rào vật lý quanh vị trí xâm nhập mầm bệnh

Khi chitosan xâm nhập vào mô cây, thường kết dính quanh các vị trí xâm nhập và có 3 tác động chính:

– Thứ nhất là lập hàng rào cách ly vị trí xâm nhập để tránh mầm bệnh lây lan và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khác. Tại vị trí cách ly, cây sẽ nhận biết để kích thích sự phản ứng nhạy cảm giúp tiết ra H2O2 để giúp tăng cường thành tế bào và báo động cho các tế bào bên cạnh.

– Thứ hai chitosan liên kết các kim loại khác nhau và giúp kích hoạt nhanh chóng quá trình làm lành vết thương.

– Thứ ba chitosan có điện tích dương, vi khuẩn có điện tích âm do đó chitosan kết dính với vi khuẩn gây ra quá trình rò rỉ protein và các cơ quan nội bào của vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị tổn thương nghiêm trọng và chết.

  • Khả năng tạo chelate với dinh dưỡng và khoáng chất

Chitosan có khả năng liên kết các kim loại và khoáng (như Fe, Cu) giúp tránh mầm bệnh xâm nhập, gây ức chế quá trình sinh sản và tạo ra độc tố. Chitosan còn tạo phức với mycotoxin (độc tố do nấm tiết ra), giúp giảm tổn hại ở tế bào chủ do độc tố nấm.

  • Chất tăng cường làm lành vết thương

Vì khả năng bám chặt vào màng sinh học và các phân tử sinh học cùng với điện tích dương, chitosan cung cấp khả năng làm lành vết thương nhanh chóng khi có tổn hại cơ học hay mầm bệnh tấn công.

Vì là chất kích hoạt, chitosan hoạt hóa quá trình tổng hợp và hình thành một loạt các protein PR và các protein bảo vệ trong đó có phenylalanine ammonia-lyase và peroxidase. Hai emzyme này giúp tổng hợp và xây dựng lên ma trận lignin và hình thành tyllose, những chất đóng vai trò quan trọng trong làm lành vết thương.

  • Kích thích cơ chế phòng thủ của cây trồng

Chất kích hoạt là các chất có khả năng kích thích các phản ứng bảo vệ khi được đưa vào các mô tế bào cây (như oligosaccharit, glycoprotein, peptit và lipit). Các chất kích thích oligosaccharit bao gồm oligoglucan, oligochitin, oligochitosan và oligogalacturonic. Khi cây trồng được tăng cường cơ chế bảo vệ sẽ chịu được sự tấn công mầm bệnh, nhanh chóng khoanh vùng tế bào bị chết và tạo ra các chất sinh hóa xung quanh tế bào bị chết. Các cơ chế này bao gồm tạo ra các oxygen hoạt tính, thay đổi cấu trúc tế bào, tổng hợp các protein kháng thể và tổng hợp sinh học phytoalexin. Chitosan là chất có khả năng kích hoạt các cơ chế phòng thủ của cây. Khi sử dụng chitosan, cây trồng sẽ có một loạt biến đổi về vật lý và sinh lý học. Thay đổi vật lí là sẽ giảm khe hở khí không, giảm khả năng tiếp cận của nấm vào mô tế bào lá. Các tế bào bảo vệ của lá sẽ tạo ra H2O2, để phản ứng lại với sự giảm khe hở khí khổng. Nồng độ acid phenolic trong lá, đặc biệt ferulic acid sẽ gia tăng đáng kể khi gia tăng nồng độ chitosan. Nồng độ lignin trong lá cũng sẽ tăng cao. Các tiền chất của lignin như p-courmaric, ferulic acid, sinapoc acid và phenolic acid có khả năng kháng khuẩn đều bị kích hoạt bởi chitosan. Bản thân các oligogalacturonic là sản phẩm của quá trình phân giải thành tế bào cây do enzyme pectic của vi khuẩn tiết ra do đó khiến cây tạo ra cơ chế bảo vệ Ngoài ra, chitosan là thành phần tìm thấy của nhiều loại nấm. Nên khi các olgigosaccharit giải phóng khỏi chitosan sẽ giúp kích thích cơ chế bảo vệ của cây.

ThS. Lê Trường Bình – Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam