Công nghệ quang hợp giúp tăng năng suất lúa

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Philippines ngày 14/1, quá trình quang hợp ở mỗi loại cây đều khác nhau.

Công nghệ quang hợp giúp tăng năng suất lúa

Việc hấp thu CO2 trong quá trình quang hợp ở một số cây ngũ cốc trong đó có gạo (C3) thường diễn ra tương đối không hiệu quả. Trong khi một số ngũ cốc khác như ngô và lúa miến lại có hình thức quang hợp hiệu quả hơn (C4).

Nhà khoa học đứng đầu dự án này, John Sheehy, cho hay bằng việc chuyển đổi quá trình quang hợp lúa từ dạng thức kém hiệu quả C3 sang dạng thức quang hợp hiệu quả hơn C4 sẽ giúp nâng năng lượng lúa gạo thêm 50%. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước nhiệt đới đang phát triển, nơi gạo là lương thực chủ chốt của hàng tỷ người nghèo.

Tuy nhiên, nhà khoa học này nhấn mạnh đây là dự án dài hạn và phức tạp, do vậy sẽ phải mất một thập kỷ hoặc hơn thế nữa để hoàn tất.

Dự án nhiều tham vọng nói trên đã nhận được khoản tài trợ trị giá 11 triệu USD trong vòng năm từ quỹ Gates Foundation. IRRI đang đi đầu trong nỗ lực nâng cao sản lượng lúa gạo toàn cầu bằng cách sử dụng các công cụ phân tử hiện đại để phát triển loại gạo hiệu quả và năng suất cao hơn.

Gạo hiện là ngũ cốc chủ yếu của khoảng một nửa dân số thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Theo IRRI, trong hơn 50 năm tới, dân số thế giới dự báo sẽ tăng khoảng 50%, trong khi tình trạng khan hiếm nước sẽ gia tăng. Vì vậy, việc tăng năng suất lúa gạo là “quan trọng để đạt được an ninh lương thực trong dài hạn”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Phương pháp quang hợp giúp ngành nông nghiệp phát triển

Phương pháp quang hợp mới được phát hiện giúp lúa mì phát triển nhanh và thích nghi tốt hơn với các kiểu khí hậu như nóng và khô.

Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Queensland Alliance cho Đổi Mới Nông nghiệp và Thực phẩm, giáo sư Robert Henry đã xuất bản một bài báo in trên Scientific Reports, cho thấy rằng: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng.”

Giáo sư Henry cho biết: “Việc phát hiện này giúp ngành sinh học cây trồng tiến trước 1 nửa thế kỷ. Lúa mỳ có ở khắp mọi nơi trên thế giới và có số lượng nhiều hơn các loại cây trồng khác. Chính vì vậy, phát minh này chắc chắn sẽ có những đóng góp vô cùng to lớn với nền nông nghiệp. Nó có thể giúp lúa mì phát triển tốt, nhanh và cho năng suất nhiều hơn tại các vùng khí hậu mà trước kia nó không phát triển được”.

Giáo sư Robert Henry: "Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng".Giáo sư Robert Henry: “Phương pháp quang hợp mới được phát hiện có trong hạt lúa mỳ và lá là một phát minh rất hữu dụng”.

Ông cũng cho hay: “Phát minh này dựa trên một sự phát hiện sinh học vào những năm 1960 tại Công ty Colonial Sugar Refining cũ ở Brisbane”. Ngài Many cho rằng: “Phát minh này có thể giành được giải Nobel”.

Tại thời điểm đó các nhà khoa học của Brisbane cũng chứng minh được rằng : Mía và những cây thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới khác đều phát triển theo một con đường quang hợp khác nhau.

Ngài Henry cho biết: “Con đường quang hợp cổ được gọi là C3, và những thực vật với con đường quang hợp hóa học thay thế được gọi là C4. Loài thực vật C4 lấy carbon nhanh hơn và tỷ lệ phát triển cũng cao hơn hẳn, đặc biệt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới”.

Những phát hiện trước của chúng tôi không tìm thấy con đường quang hợp C4 ở hạt cây lúa mì. Nhưng ngày nay, giống như các loài thực vật, lúa mì quang hợp qua lá, và thậm chí chúng tôi còn phát hiện nó còn có thể quang hợp ở hạt.

Đây là phát hiện chưa được tìm thấy trước đó, nhưng hạt lúa mì có màu xanh lá khi bạn bóc nó ra và đây là phần cuối của cây khi chết.

Giáo sư Henry cũng cho biết thêm: “Quang hợp – quá trình thực vật lấy ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng để phát triển và sản xuất ra oxy – là quá trình sinh học quan trọng nhất trên trái đất. Những loại lúa mì gồm cả lúa gạo đều quang hợp theo đường lá C3 cũ thì ít có khả năng thích nghi với kiểu khí hậu nóng và khô”.

Hầu như, dân số tập trung nhiều nhất trên thế giới là ở những miền có khí hậu nhiệt đới và khám phá này được coi là một phát hiện quan trọng giúp ngành thực phẩm phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai.

Con đường quang hợp của lúa mì đã tiến hóa 100 triệu năm trước, khi hàm lượng carbon dioxide trong khí quyển tăng đến 10 lần cao hơn so với hiện nay. Một giả thuyết cho rằng: “Carbon dioxide bắt đầu suy giảm, do đó hạt của cây lúa mì sẽ tiến hóa theo con đường C4 để bắt ánh sáng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng”.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nghiên cứu thành công thuốc diệt nấm sinh học trị bệnh thán thư

Các nhà khoa học của trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) đã nghiên cứu thành công và đăng ký bằng sáng chế một loại thuốc diệt nấm sinh học có khả năng phòng ngừa bệnh thán thư gây hại cho cây trồng.

Theo phóng viên tại Mexico, chuyên gia Leobardo Serano Carreón thuộc nhóm nghiên cứu trên, cho biết thuốc diệt nấm Fungifree AB® được bào chế từ một loại vi khuẩn tách ra từ tán lá cây xoài, hoàn toàn không có độc tính và có thể dùng thay thế các loại hóa chất tổng hợp thường được sử dụng trong nông nghiệp.

Fungifree AB® có thế sử dụng cho 20 loại cây ăn quả.Fungifree AB® có thế sử dụng cho 20 loại cây ăn quả.

Fungifree AB® có khả năng phòng chống các loại sâu bệnh cũng như giúp cây trồng tự bảo vệ và phát triển.

Loại thuốc này đã được tiến hành thử nghiệm nhiều lần với nhiều cách khác nhau trên nhiều loại cây ăn quả và kết quả rất hữu hiệu.

Fungifree AB® có thế sử dụng cho 20 loại cây ăn quả như xoài, bơ, đu đủ, cam, chanh, bưởi và quýt…

Loại thuốc này cũng đang được nghiên cứu sử dụng để phòng bệnh nấm ở cây cà phê.

Ngoài dự án này, các nhà khoa học của UNAM cũng đang tiến hành nghiên cứu kỹ thuật phân tích hình ảnh nhằm đánh giá tác hại của bệnh thán thư trên cây xoài, giúp xác định dễ dàng hơn diện tích cây trái bị ảnh hưởng bởi bệnh này.

Bệnh thán thư là bệnh nguy hiểm nhất trên cây xoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây và năng suất trái.

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, nấm bệnh phá hại trên cả lá, cành, chồi non và quả non.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nhật tạo giống lúa lá cứng, cao sản

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo ra một giống lúa lá cứng, giúp tăng mạnh sản lượng, giảm lượng phân bón sử dụng trên các cánh đồng.

Cụ thể là Tomoaki Sakamoto thuộc ĐH Tokyo cùng đồng nghiệp đã loại bỏ một số gien riêng rẽ ở 34 giống lúa khác nhau. Mục đích là tránh tạo ra giống chuyển gien (lấy tính trạng di truyền mong muốn từ các giống khác).

Một trong những giống đó thiếu gien OsDWARF4 – gien kiểm soát quá trình sản xuất một loại hoá chất tăng trưởng. Kết quả là giống lúa trên có lá bình thường song lại rất cứng. Loại bỏ gien OsDWARF4 cũng không ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây và chất lượng hạt lúa.

Từ lâu, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một giống lúa có lá cứng như thế. Họ tin rằng giống lúa đó sẽ làm tăng sản lượng. Lúa lá cứng cho phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống những chiếc lá ở phần thấp nhất của cây, đẩy mạnh tiến trình quang hợp và do đó tăng sản lượng. Lá cứng còn giúp nông dân trồng cây lúa sát nhau hơn mà không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.

Những nỗ lực trước đây nhằm tạo ra một giống lúa như vậy, bằng cách loại bỏ một số gien, đã làm kìm hãm sự sinh trưởng của lúa hoặc tạo ra những giống có chất lượng hạt kém.

Giống lúa mới còn giúp giải quyết tình trạng sử dụng quá mức phân bón. Sản lượng của nó cao hơn 30% so với lúa thông thường, song không cần có sự trợ giúp của lượng phân bón được sử dụng hàng ngày.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Trồng cây cảnh bằng phương pháp thủy canh

Từng thành công với nhiều mô hình trồng rau, quả như cà chua, bắp cải, xà lách… mới đây, Nguyễn Văn Quy giảng viên Khoa Nông học, ĐH Nông lâm Huế lại thành công với mô hình nghiên cứu trồng cây kiểng bằng phương pháp thủy canh.

Từ nhỏ, Quy đã đam mê nghề trồng cây cảnh, đặc biệt là trò ươm giống cho cây nẩy mầm. Khi đã trở thành giảng viên, ngoài những giờ lên lớp, Quy còn dành nhiều thời gian nghiên cứu các đề tài khoa học để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Để thực hiện được điều đó Quy đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn. Phải tự bỏ tiền túi, huy động vốn từ gia đình mua hàng trăm loại cây kiểng khác nhau về trồng bằng phương pháp thủy canh mà anh đã dày công nghiên cứu.

Hiểu kỹ tính cây

Theo Quy, nếu trồng kiểng lá trong chậu đất đòi hỏi rất kỹ khâu chọn giống, đất, phân bón và có một chế độ nước tưới hợp lý thì trồng thủy canh cây cảnh đơn giản, tiện lợi hơn nhiều. Chỉ cần một chậu thủy tinh, một giỏ nhựa có kích cỡ phù hợp với cây, sau đó tách cây từ chậu đất, dùng nước rửa sạch rễ, cắt phần rễ thối và rễ bị tổn thương, giữ lại rễ chính và rễ khỏe. Sau đó, đặt cây vào giỏ nhựa và hòa khoảng 10 giọt nước dinh dưỡng vào bình nước thủy tinh để cây hấp thu dinh dưỡng.

Trồng cây cảnh bằng phương pháp thủy canh

Những cây cảnh “khó tính” như trúc, hoa chuông… có thể trồng ở trong môi trường này, thậm chí trồng xương rồng, một loại cây vốn không ưa nước. Ngoài ra, người trồng có thể kết hợp nuôi cá cảnh, tạo ra hình thế phong thủy hài hòa trong nhà hay phòng làm việc, phù hợp với thị hiếu chơi cây cảnh hiện nay. “Sau 20 ngày khi bộ rễ phát triển tốt, đẹp thì có thể bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng một lần. Nhờ nguồn nước lưu trữ trong bình nên cây có tốc độ phát triển nhanh hơn so với bình thường, hạn chế sâu bệnh, ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ của cây gấp hai đến ba lần so với trồng trong đất”, anh Quy giải thích.

“Quá trình nghiên cứu trồng thủy canh không khó, nhưng công đoạn pha chế chất dinh dưỡng quả là thử thách… Nhiều hóa chất có liều lượng rất nhỏ, phải dùng cân tiểu ly để cân đối liều lượng”, Quy cho biết thêm.

Bằng đam mê lớn, anh đã thành công với công thức pha chế gồm 16 loại hóa chất, mang tên NQ2 cần thiết như ở trong môi trường đất.

Sẵn sàng chuyển giao công nghệ

Mô hình trồng cây theo hình thức thủy canh ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Australia, Canada… khá phổ biến, tuy nhiên những loại dung dịch dinh dưỡng như thế này bán ở thị trường Việt Nam khá đắt. Bởi vậy, công thức pha chế dung dịch NQ2 được anh Quy dày công mày mò, nghiên cứu cho “ra lò” thì sản phẩm này đã đến với tay bà con với giá từ 10.000 – 20.000 đồng một lọ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Sản xuất phân vi sinh từ than bùn với giá thành rẻ

Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn.

Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Hùng, xã Hoàng Đan (Tam Dương) xây dựng thành công dây truyền sản xuất phân vi sinh từ than bùn, giá rẻ, chất lượng cao, giúp tăng năng suất cây trồng và tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn.

 Sản xuất phân vi sinh từ than bùn với giá thành rẻ

Việc sản xuất thành công loại phân bón này đã mở ra một hướng phát triển mới cho ngành chế biến phân bón hữu cơ sinh học phục vụ nông nghiệp, đồng thời giảm bớt gánh nặng về giá phân bón hiện đang tăng cao cho người nông dân.

Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Hùng, cho biết cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình khuyến công quốc gia, công ty đã mạnh dạn đầu tư hai tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh đầu tiên của tỉnh.

Đây là loại phân bón được sản xuất từ than bùn kết hợp bột kích hoạt vi sinh, sau đó được ủ lên men trên công nghệ mới để tạo ra những quần thể sinh vật có ích. Khi bón vào đất, những vi sinh này phát triển và xâm nhập vào bộ rễ, tác động tổng hợp lên cây trồng, đồng thời chuyển hóa hàm lượng lân khó tiêu có sẵn trong đất thành lân rễ tiêu cung cấp cho cây trồng.

Bên cạnh đó, loại phân bón này còn có tác dụng, hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, giúp cây trồng hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, chống ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩn nông nghiệp an toàn.

Đặc biệt phân bón có giá rẻ hơn nhiều so với các loại phân bón bán trên thị trường. Qua ứng dụng thực tế trên một số cây trồng như lúa, ngô, rau đậu cho năng suất tăng từ 10-15% so với các loại phân khác, tạo ra sản phẩn nông nghiệp an toàn.

Mặc dù mới đang trong giai đoạn chạy thử nhưng nhờ chất lượng và giá thành phân bón thấp nên sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Dự kiến, trong thời gian tới nhà máy sẽ đưa công suất hoạt động lên 500-1.000 tấn/năm, giải quyết việc làm trực tiếp cho 28 lao động tại địa phương, với mức lương bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Vĩnh Phúc hiện có trữ lượng lớn than bùn chất lượng cao tại các huyện Tam Dương, Lập Thạch chưa được khai thác. Với nguồn nguyên liệu dồi dào này sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh lâu dài với giá rẻ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Từ thử nghệm thành công, công ty đang mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi cấy thịt gia súc

Thịt gia súc nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành nông nghiệp toàn thế giới.

               Nuôi cấy thịt gia súc

Chỉ trong 10 năm nữa, con người có thể thoải mái ăn thịt gia súc mà không sợ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc gặp phải thịt nhiễm độc. Không những thế, con người còn thoát được “tội sát sinh” và môi trường trái đất cũng được bảo vệ tốt hơn. Nghe có vẻ như trong tiểu thuyết viễn tưởng, nhưng nhóm chuyên gia đang đi tiên phong trong lĩnh vực nuôi cấy thịt gia súc trong phòng thí nghiệm khẳng định: Phát kiến của họ có thể thay đổi chế độ ăn uống trên toàn cầu trong vòng 1 thập niên nữa.

Ích lợi của thịt cấy

Hãng tin CNN dẫn lời nhà khoa học Jason Matheny thuộc nhóm nghiên cứu New Harvest (Mỹ) cho biết: thịt gia súc nhân tạo có rất nhiều ưu điểm. “Chúng ta có thể kiểm soát một cách chính xác lượng mỡ trong thịt. Chúng ta có thể tạo ra thịt bò với tỷ lệ a-xít béo lý tưởng”, ông Matheny nói.

Công nghệ sản xuất thịt và chăn nuôi gia súc hiện là một trong những nguồn gây ra nhiều căn bệnh cho con người, như cúm gia cầm, bệnh bò điên, nguồn gây nhiễm khuẩn salmonella. Các nhà khoa học cam đoan sản phẩm thịt cấy của họ được tạo ra trong một môi trường vô rùng, điều kiện mà những trại chăn nuôi hoặc lò sát sinh không bao giờ có được.

Quy trình sản xuất thịt thông thường cũng tạo ra gánh nặng đối với môi trường. Tác động của ngành chăn nuôi đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã được nêu rõ trong báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc. Các tổ chức như Greenpeace và Friends of the Earth đã chứng minh chuyện những cánh đồng trồng đậu nành để phục vụ cho việc nuôi gia súc đã góp phần tàn phá rừng Amazon. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy thịt gia súc cấy sẽ giảm hơn 80% lượng khí thải carbon so với chu trình sản xuất thịt bình thường.

Lợi nhuận khổng lồ

Như vậy làm sao để sản xuất được thịt gia súc nhân tạo? Nhóm của ông Jason Matheny cho hay thịt cấy sẽ được tạo từ các mẫu của động vật đã bị giết thịt theo cách thông thường. Ví dụ, “thịt heo” được làm từ buồng trứng của heo nái đã được thụ tinh với tinh trùng heo tại lò mổ, sau đó biến trứng thành dạng phôi thai. Lúc đó các nhà khoa học sẽ đặt chúng vào môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.

Ngoài những lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người và môi trường, động lực chính đằng sau cuộc nghiên cứu thịt cấy chính là lợi nhuận khủng khiếp của ngành khai thác thịt gia súc. Theo thống kê của New Harvest, ước tính thị trường thịt trên toàn cầu đang tạo ra doanh thu 1.000 tỉ USD/năm, và nhu cầu này dự tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Nhà nghiên cứu Matheny cũng cho biết tập đoàn đầu tư tài chính Kleiner Perkins Caufield & Buyers (Mỹ) tỏ vẻ hứng thú với dự án khoa học của ông, trong khi Stegman – công ty cung cấp xúc xích cho tập đoàn thực phẩm Sara Lee – hiện là đối tác của New Harvest. Chính phủ Hà Lan cũng đã đầu tư khoảng 4 triệu USD vào công trình nghiên cứu thịt gia súc nhân tạo.

Xem ra, điều còn lại khiến giới khoa học lo lắng chính là phản ứng của người tiêu dùng. Liệu họ có đồng ý đổi miếng thịt lấy từ một con bò được nuôi theo cách bình thường để lấy dòng “thực phẩm Frankenstein”?

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Giá rau hữu cơ tiêu chuẩn pgs gấp 3 lần rau thông thường

Với phương pháp trồng theo hệ thống PGS, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau hữu cơ Lương Sơn có giá gấp 2-3 lần so với rau trồng thông thường.

PGS là hệ thống quản lý chất lượng có sự tham gia của các bên liên quan vào toàn bộ quá trình bảo đảm chất lượng cho sản phẩm. Để tham gia vào nhóm sản xuất này, các hộ nông dân thành viên đều phải trải qua quá trình đào tạo, tập huấn canh tác hữu cơ theo hệ tiêu chí chuẩn.

Trong hệ thống PGS, toàn bộ người tham gia vào quá trình sản xuất có thể tiến hành kiểm tra chéo lẫn nhau; đồng thời, cả nông dân, nhà quản lý và doanh nghiệp phải sự liên kết chặt chẽ. Theo đó, cứ 5 nông dân thành viên trở lên sẽ liên kết thành nhóm sản xuất; nhiều nhóm tập hợp lại tạo thành liên nhóm, gắn kết với nhau cùng hoạt động.

Việc xuất hiện các nhóm sản xuất hữu cơ áp dụng hệ thống PGS không chỉ góp phần tạo việc làm, mang lại nguồn thu ổn định cho người dân, mà còn tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng lại không ảnh hưởng đến môi trường.

polyad

Hiện tại, huyện Lương Sơn vẫn là địa phương duy nhất của tỉnh Hòa Bình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng PGS trong sản xuất rau hữu cơ an toàn. Ảnh: Lương Sơn Organicfarm.

Hiện tại, tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn được cấp giấy chứng nhận PGS là hơn 67.000 m2, do 114 hộ thành viên (chia thành 16 nhóm) cùng canh tác.

Trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn GPS, các thành viên liên nhóm đều phải đảm bảo đồng bộ quy định như nguồn giống rau chất lượng; chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục 3-6 tháng để bón cho cây; phòng trừ sâu bệnh bằng hỗn hợp nguyên liệu gồm tỏi, ớt, gừng ngâm với rượu trong 5-7 ngày. Bên cạnh đó, nước tưới rau phải là nước dẫn từ suối xuống ruộng hoặc nước bơm từ giếng khoan đã được kiểm định chất lượng…

Trước đây, khi canh tác rau đơn thuần, người dân địa phương gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra. Tuy nhiên, từ khi áp dụng hệ thống với sự tham gia kết nối của doanh nghiệp, nhà quản lý, ngoài một phần nhỏ cung cấp cho thị trường bán lẻ trong và ngoài huyện, khối lượng lớn rau hữu cơ (60-80 tấn) được các doanh nghiệp thu mua thông qua hợp đồng mỗi năm. Hiện tại, 3 doanh nghiệp đối tác mà liên nhóm rau hữu cơ Lương Sơn thực hiện kết nối là Công ty TNHH Tâm Đạt, Tràng An và Vinagap.

Theo thỏa thuận với doanh nghiệp, rau hữu cơ Lương Sơn đang được bán với giá 14.000 đồng một kg. So với rau trồng theo phương pháp truyền thống, giá rau hữu cơ cao hơn 2-3 lần. Với thời gian lao động 2-3 tiếng mỗi ngày, người trồng rau hữu cơ có thể thu nhập 3,5-4 triệu đồng mỗi tháng.

Phong Vân

Theo Vnexpress, được kiểm duyệt bởi Farmtech Vietnam

Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt lớn rất nhanh, nhanh hơn vịt ta nhiều lần. Từ vịt mới nở, chỉ cần nuôi 2 tháng rưỡi là đã nặng tới 3 cân. Nếu trong một gia đình chỉ cần một lao động chăn khoảng 30 con vịt siêu thịt thì sau 3 tháng đã có ngót ngét một tạ thịt vịt. Chỉ 75 ngày tuổi, vịt nặng khoảng 2,8 – 3,2kg.

     Nuôi vịt siêu thịt cho lãi cao

Vịt siêu thịt có thể đẻ được 200 trứng/năm, nhiều hơn vịt ta khoảng 80 trứng. Vừa nuôi để lấy thịt vừa nuôi để lấy trứng đều tốt. ở đồng bằng, người ta thường nuôi theo phương thức tập trung thâm canh, nhưng ở miền núi, nên tổ chức nuôi chăn thả. Nuôi chăn thả năng suất 80 ngày vịt nặng khoảng 3kg.

Muốn nuôi vịt hiệu quả nên tổ chức nuôi theo 2 giai đoạn: Giai đoạn gột vịt con và giai đoạn thả chạy đồng.

  • Giai đoạn gột vịt: từ lúc một ngày tuổi tới lúc 20 ngày tuổi. Giai đoạn này cần chuẩn bị thức ăn cho chu đáo và chúng ở trong chuồng là chính. Thức ăn của chúng là cơm, bún, ngô mảnh nấu trộn với tôm, tép, cua, cá hoặc giun đất. Lúc đầu cho chúng ăn từ 5- 6 bữa/ngày. Từ ngày thứ 11, cho ăn thưa hơn, khoảng 3 – 4 bữa/ngày.

Chú ý: phải cho chúng ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là chất đạm, thiếu đạm vịt chậm lớn. Lúc đầu cho vịt ăn những thức ăn mềm. Dần dần, có thể cho chúng tập ăn cơm, ăn gạo ngâm rồi ăn thóc ngâm. Lúc 7 – 8 ngày tuổi, cho vịt làm quen dần với nước để tập bơi. Chỉ vào hôm sau có thể bơi tốt.

  •  Sau 20 ngày cho vịt ra khỏi chuồng để đi kiếm ăn trên đồng. Nên tính toán để làm sao sau khi gặt xong là có thể lùa vịt ra đồng mót lúa. Nếu vịt chưa no, ta có thể cho ăn thêm thóc và các thức ăn giàu đạm. Dọc các sông, ngòi và các bãi sình là chỗ chăn thích hợp. Tôm, tép, ốc, giun, dế và các loại côn trùng là thức ăn hấp dẫn của vịt. Nếu muốn nuôi để lấy trứng thì lâu hơn nuôi lấy thịt. Khoảng tuần thứ 26 thì vịt bắt đầu đẻ tới tuần thứ 66 thì nghỉ.

Nuôi vịt đẻ cần lưu ý, không nên để quá béo, cũng không nên để vịt còi cọc. Lúc vịt bắt đầu đẻ ta phải duy trì được thời gian chiếu sáng là 17 giờ/ngày. Phải đảm bảo nghiêm ngặt điều kiện này thì vịt mới đẻ tốt.

Vịt con cần giữ chân khô khi vào tới ổ. Có thể cho chúng đi qua mùn cưa, qua trấu hoặc cát khô. Chân vịt khô phòng nhiễm bệnh cho vịt con.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Lợi ích bất ngờ của đậu bắp mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua

Đậu bắp là loại thực phẩm chứa đa dạng các vitamin và khoáng chất như chất xơ, vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B3, B6, canxi, vitamin K, magie, folate, mangan… Do đó, chỉ cần bạn bổ sung đậu bắp vào thực đơn thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau.

Ngăn ngừa táo bón

Lượng chất xơ vô cùng dồi dào trong đậu bắp giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị táo bón vô cùng hiệu quả. Chính thành phần chất xơ này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, nhuận tràng nên cũng rất tốt cho những người có nguy cơ bị táo bón cao.

Làm đẹp da.

Hàm lượng vitamin C và K trong đậu bắp giúp bảo vệ làn da sáng màu và tươi trẻ hơn. Ăn đậu bắp nhiều sẽ giúp thúc đẩy quá trình hình thành collagen đồng thời phục hồi các vùng da bị hư hại nên cũng mang lại cho bạn làn da mịn màng, trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn nhanh no và no lâu. Từ đó bạn sẽ hạn chế ăn các loại thực phẩm khác đặc biệt là ít ăn vặt hơn nên hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, đậu bắp chứa rất ít calo nên cho dù bạn ăn nhiều cũng không lo vấn đề tăng cân.

Do đó, thêm đậu bắp vào thực đơn thường xuyên đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo khác cũng là cách giúp giảm cân như ý muốn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp khi vào hệ tiêu hóa sẽ trở thành môi trường vô cùng lý tưởng cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột sinh sôi nhiều hơn. Khả năng hỗ trợ tiêu hóa của đậu bắp có thể sánh ngang bằng với sữa chua. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống rối loạn tiêu hóa cũng như hạn chế kích ứng đường ruột…

Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Tốt cho xương khớp

Nhờ có chứa canxi, vitamin K và axit folic nên đậu bắp sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ở các khớp xương từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm tình trạng mất xương hoặc loãng xương nghiêm trọng.

Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp cũng giúp bổ sung độ nhờn cho các khớp xương giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt và giảm đau nhức khớp hiệu quả.

Hạn chế bệnh tim mạch

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Nhờ có khả năng ổn định huyết áp nên đậu bắp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch. Do đó, ăn đậu bắp thường xuyên cũng là cách tăng cường sức khỏe tim mạch vô cùng hiệu quả bạn nhé.

Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu Chất nhầy trong đậu bắp có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Ổn định lượng đường trong máu

Chính hàm lượng chất xơ cao có trong đậu bắp có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, từ đó giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, mặc dù không phải là bài thuốc trị dứt điểm tiểu đường nhưng việc ăn đậu bắp thường xuyên cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tiểu đường và hạn chế biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam