Chất dẫn dụ sinh học diệt côn trùng (pheromone)

Là một nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng dẫn dụ giới tính, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống bảo vệ thực vật cây trồng. Với đặc điểm chuyên tính cao với từng lọai sâu hại nên rất an tòan với sản phẩm, sinh vật có ích và môi trường. 

Pheromone được dùng như một công cụ có hiệu quả trong dự báo, phòng trừ dịch hại cây trồng và sản phẩm trong kho nông sản. 
Đến nay trên thế giới đã nghiên cứu và tổng hợp được hơn 3.000 hợp chất sex – pheromone dẫn dụ nhiều loại côn trùng khác nhau. Ở Việt nam hiện nay, việc ứng dụng pheromone được tập trung đối với một số côn trùng sau đây:

  • Côn trùng hại rau: Các lọai sâu ăn lá: sâu tơ ( Plutella xylostella) , sâu xanh ( Helicoverpa armigera ), sâu khoang ( Spodoptera litura ) và sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua )..

Bẫy vàng làm bẫy sâu trưởng thành

  • Côn trùng hại cây ăn trái: tập trung là chất dẫn dụ ruồi vàng đục trái ( Bactrocera dorsalis ). Sản phẩm tiêu biểu là Vizubon – D với họat chất Methyl Eugenol dẫn dụ đối với ruồi đực rất mạnh. Trong sản phẩm có pha trộn thêm chất diệt ruồi Naled. Đối với sâu đục vỏ trái cam quýt ( Prays citri Milliire ) cũng đã được sử dụng pheromone có hoạt chất Z(7)- Tetradecenal.

Bẫy vàng kết hợp chất dẫn dụ chua ngọt bẫy ruồi vàng

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn

1. Quan tâm đến điều kiện nuôi

ga-tha-vuongà thả vườn

Với mô hình gà thả vườn, trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn cần phải chuẩn bị một số điều kiện vật chất như chuồng nuôi, thức ăn, thuốc cần thiết….

– Về điều kiện chuồng nuôi: Bạn nên thiết kế sao cho đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng phải cao, có khả năng thoát nước khi làm vệ sinh. Sau đó, bạn nên rải trấy, rơm vào nền chuồng để gà được giữ ấm.

Khi xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn, chuồng cần phải xây ở chỗ cao, theo hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi đây sẽ là nơi tránh mưa nắng và ngủ đêm cho gà. Chuồng nên có mật độ ít nhất 1 con/m2.

– Về điều kiện chăn thả: Bạn có thể thả gà trong vườn rộng. Nếu vườn còn trồng trọt một số loại cây trồng, bạn nên quây riêng khu vực nuôi để đảm bảo gà không phá hoại rau màu.

– Máng ăn, máng uống: Với mô hình gà thả vườn, máng ăn và máng uống có thể được đặt ở góc vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế thêm máng ăn treo ở chuồng, giúp cung cấp thức ăn cho gà trong những ngày điều kiện thời tiết xấu.

2. Chọn giống gà

Mô hình gà thả vườn không kén chọn giống kỹ như mô hình nuôi công nghiệp. Nếu có ý định nuôi gà thịt, bạn hãy lựa chọn các giống gà như Tam Hoàng, gà Tàu vàng, gà Đông Cảo, gà Nòi, gà Lương Phượng.

Với một số gia đình muốn nuôi gà lấy trứng thì lựa chọn hàng đầu sẽ là gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….

Khi chọn mua gà con, bạn nên chọn gà với kích thước càng đồng đều càng tốt. Đó phải là những con nhanh nhẹn, mắt sàng, chân to. Ngược lại, gà con khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân,… đều là những lựa chọn không tốt.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng

Khi chọn gà để nuôi theo mô hình gà thả vườn, bạn nên bắt gà vào những thời điểm như sáng sớm hoặc chiều mát. Tùy vào gà lớn hay bé mà các bạn có cách chăm sóc sao cho phù hợp.

Với gà còn quá nhỏ, bạn không nên thả vườn ngay, thay vào đó hãy cho gà vào chuồng úm, ăn tấm nấu hoặc tấm bắp nhuyễn cũng như cho gà uống thêm nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C. Sau đó, khi gà lớn hơn, bạn có thể thả gà để gà tự tìm kiếm thức ăn.

4. Thức ăn cho gà

Đối với mô hình gà thả vườn, bạn chỉ cần cho gà ăn thêm rau xanh bởi vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng, chúng sẽ tự mình tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể. Điều đặc biệt là bạn cần cho gà uống nước sạch và cung cấp đầy đủ nước.

5. Vệ sinh phòng bệnh

Để gà khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh tình trạng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp cho gà nguồn thức ăn tốt, nước sạch. Nếu gà có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần cho gà uống thuốc để tránh lây lan.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản khi bạn sử dụng mô hình nuôi gà thả vườn. Về cơ bản, mô hình này phù hợp nhất nếu bạn chăn nuôi gà thịt bởi chất lượng thịt thường cao, thịt chắc và ngon. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nuôi gà đẻ theo ý muốn của mình.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Siêu thị thụy điển in nhãn sản phẩm tươi sống bằng tia laser

Không cần dùng bì nilon bao phủ hay nhãn dán, thương hiệu nhà sản xuất và thông tin sản phẩm sẽ in trực tiếp lên rau củ tươi bằng tia laser.

  Siêu thị Thụy Điển in nhãn sản phẩm tươi sống bằng tia laser

Nhằm giảm thiểu khí thải CO2 và rác thải từ nhựa, siêu thị ICA tại Thụy Điển đã quyết định sử dụng công nghệ laser để thay thế các nhãn dính dùng dán trên các loại trái cây và rau quả. ICA hợp tác cùng nhà cung cấp nông sản Nature & More ở Hà Lan tiến hành thử nghiệm công nghệ mới này. Theo đó các mặt hàng như quả bơ, khoai lang và dừa sẽ dùng tia laser để in thông tin ngay trên bề mặt sản phẩm.

Laser Food – công ty Tây Ban Nha nghiên cứu và phát triển cách đóng gói mới này cho rằng khi đưa vào ứng dụng rộng rãi, công nghệ tiên tiến có thể giúp giảm lượng khí thải CO2 khoảng 1%. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn giảm đáng kể lượng giấy, mực in và keo dùng cho nhãn dán.

Ông Peter Hägg – Giám đốc quản lý kinh doanh ICA cho biết nếu in thương hiệu bằng laser lên tất cả những trái bơ bán ra trong một năm, siêu thị sẽ tiết kiệm đến 200km tấm nhựa có bề ngang 30cm. Điều này còn góp phần tăng cường nhận thức về môi trường, biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khỏe người dùng.

“Hiện nay giới trẻ cũng rất chú trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm dùng bao bì ít gây tác động đến môi trường và sẽ trở thành xu hướng chung trong thời gian tới. In thông tin bằng laser lên rau củ không chỉ đáp ứng yếu tố phát triển nông nghiệp xanh mà còn tránh được việc nhãn dán bị bong tróc hay phai mực…”, ông Peter Hägg nhấn mạnh.

Theo đại diện Nature & More, hiện tại vẫn chưa có hãng nào khác ứng dụng công nghệ này để thay thế cho bao bì nhựa. Bên cạnh đó công nghệ laser còn là phương pháp quảng bá sản phẩm mới mẻ, giúp thu hút người dùng qua những chi tiết mới lạ, độc đáo được in trực tiếp lên bề mặt rau củ.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Thực phẩm sạch theo mô hình khép kín nhật bản

Sản phẩm chính của ORFARM được cấp chứng nhận Thực phẩm Hữu cơ EM GREEN (Nhật Bản) gồm: thịt heo, thịt gà, trứng gà, thịt nguội và rau củ quả, đặc biệt thịt heo và gà cấp đông sâu đảm bảo đến tay khách hàng ở trạng thái tốt nhất.

          Thực phẩm sạch theo mô hình khép kín Nhật Bản

Thời của thực phẩm sạch

Sử dụng nước sạch, rau quả sạch và thực phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ đang là nhu cầu thiết yếu của những người biết nâng niu giá trị cuộc sống để tôn tạo, giữ gìn vẻ đẹp và tuổi trẻ của mình.

Những thuật từ cứu cánh thế giới thường được nhắc đến hiện nay là Bio(sinh học), Organic(hữu cơ), Eco(sinh thái). Đó cũng là thiên hướng phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chất lượng quốc tế mà công ty Thủy Thiên Nhu đang thúc đẩy tại Việt Nam dưới thương hiệu Thực phẩm hữu cơ & an toàn ORFARM với tiêu chí: “Đem tinh túy thiên nhiên nâng cao sức khỏe và làm đẹp cuộc sống con người”.

Ý tưởng phát triển organic hay Bio hay thực phẩm hữu cơ luôn gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao thân thiện với môi trường. Đó là nơi cỏ cây, đất đai, nguồn nước trong lành nuôi dưỡng các sinh vật có ích, tạo môi trường sống trong lành, an toàn nhất cho vật nuôi mà cũng gần gũi nhất với tự nhiên.

Chính vì vậy các trang trại Bio hay organic luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và quy trình xử lý chuồng trại, chế biến thức ăn,… hoàn toàn không có hóa chất mà chủ yếu khai thác các chế phẩm vi sinh, tạo môi trường thuận lợi kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển nhằm triệt tiêu các vi sinh vật có hại và các mầm bệnh. Đây hoàn toàn là những tinh tuý thiên nhiên và không bị can thiệp hay biến đổi bởi bất kỳ loại hóa chất độc hại nào.

Bằng công nghệ sinh học tối ưu, tổ chức EMRO của Nhật Bản đã nghiên cứu thành công các chế phẩm vi sinh hữu hiệu (EM) được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam hiện nay việc trang trại Thủy Thiên Nhu áp dụng thành công công nghệ vi sinh hữu hiệu EM vào mô hình khép kín từ trang trại chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ tới chuỗi cửa hàng phân phối sản phẩm ORFARM đã tạo hướng đi mới cho nền nông nghiệp chất lượng cao.

Quản lý thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn

Tại trang trại Thủy Thiên Nhu, chế phẩm EM tạo môi trường trong lành tự nhiên, thức ăn được kiểm soát chặt chẽ nên vật nuôi có khả năng miễn dịch cao, không mắc bệnh dịch lây nhiễm như cúm hay lở mồm long móng,… nên không phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Các loại hoócmon tăng trưởng, các chất tạo nạc, thực phẩm chăn nuôi biến đổi gien và chất bảo quản là những thứ cấm kỵ trong chăn nuôi hữu cơ tại đây. Ngoài ra, các chuyên gia EMRO thường xuyên tới trang trại thị sát, kiểm tra và tư vấn về công nghệ để cho ra những sản phẩm chất lượng cao nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các sản phẩm thực phẩm hữu cơ công nghệ EM của trang trại được chuyển tới phân phối trực tiếp tại chuỗi cửa hàng ORFARM. Sản phẩm chính của ORFARM được cấp chứng nhận Thực phẩm Hữu cơ EM GREEN của tổ chức EMRO Nhật Bản bao gồm: thịt heo, thịt gà, trứng gà, thịt nguội và rau củ quả. Đặc biệt, điểm độc đáo nhất của ORFARM là thịt heo hữu cơ và thịt gà hữu cơ cấp đông sâu. Thực phẩm cấp đông sâu được bày bán trên hệ thống cửa hàng ORFARM được thực hiện trên dây chuyền mổ treo công nghiệp, sau đó được cấp đông sâu theo tiêu chuẩn VSATTP Châu Âu.

Quy trình giết mổ tiên tiến này giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây nhiễm khuẩn thực phẩm; giúp bảo quản nguyên vẹn phần lớn các chất dinh dưỡng tự nhiên của thực phẩm; giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở trạng thái tốt nhất, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như ở Việt Nam, nhất là ở Hà Nội và miền Bắc nơi có khí hậu nóng nồm, độ ẩm cao.

Với việc duy trì mô hình quản lý chặt chẽ từ trang trại tới cửa hàng và phục vụ trực tiếp người tiêu dùng, ORFARM muốn giảm thiểu việc thương lái trà trộn hàng hóa kém chất lượng với hàng hóa chất lượng cao để bán cho người tiêu dùng hòng trục lợi cao.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Cà phê việt chuẩn fair trade không lo bị ép giá

 

Đắk Lắk là một trong những vựa cà phê lớn Tây Nguyên nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp. Tỉnh hiện có 200.000 ha trồng cà phê cho chất lượng tốt, hương vị thơm ngon. Song hiệu quả kinh tế chưa cao do nông dân còn canh tác manh mún, đơn lẻ.

                                   Cà phê Việt  chuẩn Fair Trade không lo bị ép giá

Năm 2016, 48 hộ trồng cà phê tại thôn 1, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar cùng đồng lòng thành lập hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết. Mô hình làm ăn tập thể đã giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm canh tác của nhau, tăng năng suất, tạo dựng được thương hiệu cà phê Ea Kiết.

Đến năm 2018, trong khuôn khổ dự án “Xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam”, hợp tác xã đạt chứng nhận “Fair Trade” của Tổ chức chứng nhận thương mại công bằng thế giới (WFTO) và Tổ chức cấp nhãn hiệu thương mại công bằng (FLO). Nông dân bán cà phê cho hệ thống FairTrade sẽ được bảo đảm về giá thành.
Ông Nguyễn Văn Phúc – Chủ nhiệm HTX nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết cho biết: “Nông dân chúng tôi hiểu rõ: cơ hội để tiếp cận với thị trường toàn cầu không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm, cách canh tác gìn giữ môi trường, mà còn là nguồn gốc sản phẩm”.

Để theo đuổi Fair Trade, các xã viên phải tuân thủ quy trình canh tác, kỹ thuật trồng cây che bóng, phun thuốc, bón phân, cắt cành, thời điểm thu hái (khi tỷ lệ quả chín đạt trên 90%), chế biến ướt trong 24h… Tất cả các tiêu chuẩn này nằm trong bộ quy tắc Fair Trade về môi trường, kinh tế, xã hội và bảo đảm công bằng.

Tại nhà máy chế biến ướt của hợp tác xã, quả cà phê đi qua các công đoạn băng tải, rửa sạch, tách vỏ thịt, đánh nhớt… Nông dân loại bỏ tạp chất, quả khô, quả xanh không đạt chất lượng. 100% quả chín tiếp tục được sơ chế cho chất lượng cao và đồng đều.

Hiện mỗi năm nhà máy sản xuất khoảng 200 tấn cà phê nhân, trong đó 10% được rang xay thành cà phê bột cung cấp cho thị trường. Trong khi mặt hàng cà phê ở nhiều nơi khác bị ép giá, cà phê Ea Kiết vẫn giữ giá ổn định.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Kiếm 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ học trồng dâu tây trên internet

Sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, ông Nguyễn Thanh Trúc đã gắn bó với nghề nông hơn 30 năm. Trước đây, ông trồng hoa cúc, ớt… song giá bán bấp bênh, lợi nhuận thu về không cao. Ngay cả khi thành công với dâu tây, ông cũng từng lao đao khi dâu tây Đà Lạt phải cạnh tranh gay gắt với loại quả giá rẻ Trung Quốc trà trộn vào năm 2014.

“Tôi không từ bỏ, vì tôi nghĩ mình đã dám đầu tư tiền tỷ vào mô hình này thì phải kiên trì cho đến khi mang lại hiệu quả”, ông Trúc nói. Lão nông không chỉ dồn toàn bộ vốn liếng dành dụm của hai vợ chồng vào vườn dâu này, mà còn bỏ không ít tâm sức để mày mò kỹ thuật trồng thủy canh bằng tiếng Anh qua Internet.

Được người em trai gợi ý và hỗ trợ, đầu năm 2013, vợ chồng ông Trúc quyết định trồng thử 500m2 dâu tây để cải thiện kinh tế. Khi đó, Đà Lạt đã có nhiều nông dân trồng dâu tây thành công, hai phương pháp phổ biến là dùng đất và giá thể xơ dừa. Tuy nhiên, ông Trúc lại quyết định theo đuổi phương pháp thủy canh cho sản phẩm sạch và năng suất cao.

                          Kiếm 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ học trồng dâu tây trên Internet

Trồng thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh) chỉ sử dụng xơ dừa làm giá thể, đặt cách mặt đất ít nhất 1m. Toàn bộ chất dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp qua nguồn nước nhập về từ Isarel, Đức, Hà Lan… Thay vì chọn giống dâu Nhật, Mỹ hay Pháp như các vườn khác, ông Trúc trồng thử nghiệm giống dâu New Zealand cho quả to hơn và thơm.

Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu tiên, những cây dâu đang lên mắc bệnh. Bao nhiêu công sức, vốn liếng đầu tư mà vợ chồng gom góp được từ khi ra ở riêng có nguy cơ đổ sông bỏ bể. Áp lực trắng tay khiến đầu ông Trúc bạc hơn nửa.

“Cái khó nhất là phải điều chỉnh lượng dinh dưỡng hợp lý, nếu không sản lượng không cao, dâu cũng không ngon”, ông Trúc nhớ lại.

Không thấy khó mà nản, ông Trúc tìm tài liệu cách trồng dâu New Zealand qua Internet. Em trai ông, một người trồng thành công dâu tây theo phương pháp thủy canh chuyển cho ông tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do người bạn từ Mỹ gửi về. Để hiểu tài liệu, ông Trúc chịu khó tra từ điển suốt 6 tháng. Cuối cùng, ông cũng chinh phục được loại dâu nhập ngoại này.

500m2 đầu tiên của ông Trúc cho năng suất cao gấp đôi cách trồng thông thường. Ngoài ra, chất lượng dâu ngon, ngọt, thơm và đạt tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng nên bán được giá từ 180.000 đến 250.000 đồng mỗi kg. Giữa năm 2013, ông Trúc mạnh dạn nhân rộng diện tích vùng trồng dâu tây lên 4.000m2. Đầu ra ổn định, dâu tây sạch của ông được nhiều siêu thị và cửa hàng đặt mua.

 

Song đến giữa năm 2014, thị trường bất ổn, dâu Trung Quốc trà trộn vào và đội lốt dâu Đà Lạt khiến giá giảm mạnh. Chi phí bỏ ra nhiều mà thu về ít, nông dân lỗ nặng. Tuy nhiên, ông Trúc vẫn quyết bám vườn dâu. Tới cuối năm 2014, giá tăng lại khoảng 200.000-250.000 đồng mỗi kg không phụ lòng người trồng trọt.

Bên cạnh đó, ông Trúc còn mở cửa cho khách du lịch đến tham quan miễn phí và mua dâu tây tại vườn để quảng bá sản phẩm. Gia đình bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không thông qua thương lái, giảm được chi phí trung gian.

Hiện vườn dâu có sản lượng khoảng 30 tấn mỗi năm, mang về thu nhập 5 tỷ đồng cho gia đình ông Trúc. Thị trường tiêu thụ ban đầu ở Lâm Đồng, sau đó mở rộng ra TP HCM, Huế, Hà Nội.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

5 lưu ý vàng trong chăn nuôi cút

Với nguồn lợi kinh tế cao, chăn nuôi cút là lựa chọn được nhiều hộ gia đình ở nông thôn tìm đến trong thời gian qua. Tuy nhiên, ít người biết rằng môi trường sống giữ một vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của chim. Do đó, trước khi bắt tay vào chăn nuôi, bà con hãy tìm hiểu 5 lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất.

chim cút

1.    Nhiệt độ thích hợp

Trong chăn nuôi cút, mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau đòi hỏi cần có mức nhiệt khác nhau sao cho phù hợp với thân nhiệt của chim.

Thông thường, nhiệt độ phù hợp với chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Trong điều kiện nóng quá hay lạnh quá sẽ khiến chim chậm phát triển, đẻ không đều ảnh hưởng đến năng suất. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhiệt độ cũng sẽ khiến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm xáo trộn chu kỳ đẻ trứng bình thường của chim. Vì vậy trong chăn nuôi, bà con cần giữ chuồng nuôi với nhiệt độ ổn định là tốt nhất.

2.    Không gian thoáng mát

Tương tự như những loại gia cầm khác, chăn nuôi cút đòi hỏi bà con cần chú ý đến việc giữ sạch môi trường sống cho chim. Tốt nhất chuồng nuôi nên được đặt ở nơi có vị trí cao, thoáng mát. Trong điều kiện này, không khí cần phải trong lành với các khí độc hại như NH3, H2S… không được vượt quá 0,3%.

3.    Giữ yên tĩnh

Đặc tính của chim cút là khá nhút nhát nhưng thính giác và thị giác rất phát triển nên chúng dễ bị kích động bởi các tác động của môi trường, đặc biệt là các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, người lạ. Do đó, để tạo điều kiện môi trường sinh trưởng, sinh sản tốt, bà con cần giữ một môi trường yên tĩnh tối đa. Trong trường hợp phát hiện nhiều tiếng động lạ hay người lạ, chim có thể bay lên đột ngột dẫn đến đập đầu vào chuồng. Trong trường hợp thường xuyên xuất hiện tiếng ồn, chim có thể bị stress dẫn đến mặc bệnh.

4.    Vệ sinh

Tình hình thời tiết biến động thất thường, dịch bệnh dễ dàng phát triển và lây lan có thể khiến việc chăn nuôi cút của bà con gặp nhiều kho khăn. Do đó, bà con cầu chú ý đến khâu giữ gìn vệ sinh chuồng trại

, xây dựng một môi trường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để cho cút phát triển.

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” cho chim cút khá phổ biến trong các hộ chăn nuôi. Đây là cách giảm ô nhiễm môi trường giảm chi phí thức ăn hiệu quả, giúp chăn nuôi cút có độ an toàn cao, rủi ro thấp. Vì vậy, bà con có thể tìm hiểu phương pháp này để áp dụng hiệu quả cho mô hình của gia đình mình.

5.    Đề phòng mèo chuột

Chim cút là một trong những món ăn béo bở của cả chuột và mèo. Do đó, khi xây dựng chuồng trại, bà con cần lưu ý đến thiết kế sao cho có thể chống các động vật nguy hại và nguy hiểm này. Tốt nhất bà con nên bố trí chuồng nuôi ở vị trí cao, xây kín đáo cũng như đặt bẫy chuột ở những vị trí cần thiết.

Ngoài những lưu ý cơ bản trên, để chăn nuôi cút hiệu quả đòi hỏi bà con chú ý đến rất nhiều yếu tố khác như lựa chọn con giống, chế độ ăn cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho chim. Khi có được những kiến thức cơ bản nhất, chắc chắn việc chăn nuôi sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

 

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Nuôi gà ta thả vườn kiếm tiền tỷ

– Giống: Gà ta ở miền Bắc phổ biến rộng rãi có gà Ri, thịt thơm ngon, sản lượng trứng 80-100 quả/năm; khối lượng trứng 42-43g. Gà trưởng thành trống nặng 1,8-2,5kg, mái nặng 1,3-1,8kg.

Gà Đông Tảo (Khoái Châu-Hưng Yên) sản lượng trứng 55-60 quả/năm, trứng nặng 55-57g. Gà trưởng thành trồng nặng 3,5-4kg, mái nặng 2,5-3kg.

Gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Hà Tây), gà Phù Lưu Tế (Mỹ Đức-Hà Tây) có năng suất tương tự như gà Đông Tảo. Gà Văn Phú chân chì (Phú Thọ) sản lượng trứng cao hơn gà Đông Tảo nhưng khả năng cho thịt kém hơn.

Đặc điểm chung của gà ta là thịt thơm ngon, lòng đỏ trứng to (34-35% khối lượng trứng) chịu đựng tốt nhưng năng suất thấp.

                                                              Nuôi gà ta

– Úm gà: Là giai đoạn nuôi bộ gà con từ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi (mùa hè) và 3 tuần tuổi (mùa đông). Chuẩn bị rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng phoóc môn hoặc Crêzin. Dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2-4m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu, hoặc rơm khô cắt ngắn 5cm. Tốt nhất là dùng phoi bào rải dày 10-15cm. Nguồn sưởi cho gà có thể dùng bóng đèn 75-100w treo giữa quây cót, cách mặt nền khoảng 50cm. Trên bóng có chụp đèn bằng tôn hình nón 80cm để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt sưởi có thể dùng bếp than, bếp trấu, nhưng phải có hệ thống để dẫn khí CO2ra ngoài phòng. Nếu còn lạnh có thể phủ thêm bao tải trên cót.

– Mật độ nuôi: Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.

– Nhiệt độ sưởi: 1-3 tuần nhiệt độ sưởi là 30-320C; 3-6 tuần nhiệt độ sưởi là 25-280C; 6-8 tuần nhiệt độ sưởi 20-220C. Sau 8 tuần nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Thường xuyên quan sát đàn gà. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiêm chiếp không ăn là thiếu nhiệt; Gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm bẹp, há miệng thở là thừa nhiệt, nóng quá. Gà chụm lại một góc thì phải quan sát xem có gió lùa vào phòng hay không. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Điều chỉnh nhiệt bằng cách giảm cường độ bóng điện hoặc nâng, hạ bóng điện lên xuống.

– Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp là 60-65%. Nếu chất độn chuồng bị ướt phải thay ngay.

– Ánh sáng: Dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5m với cường độ ánh sáng tuỳ theo tuổi gà: Tuổi 1-20 ngày cường độ điện 5w/m2; 21-40 ngày cường độ điện 3w/m2; 41-66 ngày cường độ điện 1,4w/m2. Thời gian chiếu sáng: 1-2 tuần đầu chiếu 24/24 giờ, sau đó cứ mỗi tuần giảm 20-30 phút. Nước ta thuộc miền nhiệt đới, về mùa hè gà có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Mùa đông âm u, đêm dài ngày ngắn nên bổ sung thêm ánh sáng trong chuồng để gà đẻ sớm và đẻ rộ.

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu

 

Thời gian gần đây, giá hồ tiêu ở VN tăng cao khiến nông dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum… mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và hạn chế về quy trình chăm sóc khiến dịch hại trên cây tiêu ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm ngày càng phổ biến và đang trở thành mối đe dọa trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhiều hộ nông dân. Đáng báo động, để phòng trừ và ngăn ngừa dịch bệnh này, rất nhiều nông dân đã tự ý sử dụng đủ loại thuốc BVTV hóa học, dẫn đến làm suy thoái đất trồng, ô nhiễm đất và nước, nhưng hiệu quả quản lý dịch hại và kinh tế không cao.

Thuốc trừ bệnh Hồ tiêu

Nhận thấy tác hại của thuốc hóa học, gần đây, nhiều hộ trồng tiêu ở Tây Nguyên đã có ý thức về việc sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học để thay thế, trong đó phổ biến là sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP (Trichoderma viride 1%) để phòng trị, quản lý dịch bệnh chết nhanh, chết chậm.

Cụ thể, thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác, giết nhiều loài nấm gây thối rễ (tác nhân gây nên bệnh chết nhanh, chết chậm) như Phitophthora, Pythium, Fusarium…

Cơ chế trừ bệnh của Trichoderma viride (BIOBUS 1.00WP) cụ thể như sau: Nó tiết ra một enzyme làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại và biến nó thành thức ăn, tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoăc rệp sáp gây ra, tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh” kìm hãm sự tăng trưởng của tác nhân gây bệnh. Đồng thời nó giống như một dạng “ký sinh” có tác dụng giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân huỷ chúng.

Ngoài ra, BIOBUS 1.00WP còn giúp ủ phân hữu cơ mau hoai mục, tăng sinh khối vi sinh vật có lợi; bảo vệ cây khỏi tác nhân gây bệnh; giảm thiểu thuốc hóa học để trừ sâu bệnh; giảm lượng phân hoá học; giảm ô nhiễm môi trường; giúp đất tơi xốp, hạn chế cỏ dại…

Cách sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học BIOBUS 1.00WP: Bà con pha một gói loại 20 gr với 16 lít nước, sau đó phun ướt đẫm đều cho tất cả các bộ phận của cây trồng hoặc sục gốc hồ tiêu. Tiến hành hòa tưới hoặc sục gốc, phun trên cây khi trời mát không mưa, mỗi lần cách nhau 3 – 4 ngày và áp dụng 2 – 3 lần liên tục (nhưng tốt nhất xử lý vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, không nên phối trộn với thuốc BVTV hóa học khác và độ pH đất từ 6-7 để phòng trừ bệnh đạt hiệu cao hơn).

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam

Vai trò của vi sinh vật đối kháng

Hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng.

Đây là một trong những phương pháp phòng chống có hiệu quả khả quan. Hiện nay, để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp hiện nay. Tìm ra các chủng vi sinh vật có khả năng kháng nấm bệnh là biện pháp phổ biến của công tác phòng trừ sinh học. Cơ chế đối kháng với vi sinh vật gây bệnh là chủng vi sinh vật có thể tiết ra chất kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng hoặc tấn công trực tiếp lên tơ nấm gây bệnh, hay tiết ra những chất kích thích sinh trưởng giúp cho cây trồng tăng khả năng kháng bệnh.

Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng. Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nấm gây bệnh với phổ tác động rộng, không gây hại cho con người và cây trồng. Mặt khác, Bacillus còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản cho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của chúng. Vi khuẩn Bacillus subtilis nằm trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây. Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn Bacillus được chứng minh có khả năng đối kháng với nhiều loại nấm như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium, Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chất kháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv, 2003; Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005; Nguyễn Xuân Thành và ctv 2003, Võ Thị Thứ, 1996).

Bacillus subtilis

Trichoderma là một loại vi nấm được phân lập từ đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh cây trồng. Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma spp. đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo đất (Harman & ctv, 2004). Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây; Kích thích sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng. Tính đối kháng với các nấm hại này bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh với nấm hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bào nấm gây bệnh cây trồng. Cơ chế tác động chính của nấm Trichoderma là ký sinh và tiết ra các kháng sinh trên các loài nấm gây bệnh. Ngoài hiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cư ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây, nhiều dòng nấm đã kích thích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

Trichoderma harzianum

Tổng hợp bởi Farmtech Vietnam